31/10. Là men cho cả khối bột.

Thứ Ba Tuần XXX Thường niên – Lc 13,18-21

“Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia vùi vào ba đấu bột cho đến khi tất cả bột dậy men.” (Lc 13,21)

Suy niệm: Theo cha N. Guillemette, ba đấu bột tương đương 25 ký bột, đủ làm bánh cho 100 người ăn no. Vậy mà khối lượng bột to lớn ấy nở ra để trở thành bánh thơm ngon chỉ nhờ một nắm men nhỏ được người đàn bà trộn đều vào khối bột. Để khối bột dậy men, cần phải có thời gian. Đời người Ki-tô hữu khác gì nắm men: tuy ít về số lượng nhưng vẫn có thể ảnh hưởng lớn lao đến “khối bột” của tập thể mình sống như công ty, trường học, khu xóm; tuy hiện diện âm thầm nhưng vẫn có thể được nhận biết nhờ tác động của “men Ki-tô” như quảng đại, sẵn sàng, hy sinh, quên mình… Sức tác động ấy không diễn ra trong một sớm một chiều, nhưng âm thầm, lặng lẽ qua chiều dài của thời gian năm tháng. Tiếp tục đọc

Advertisement

30/10. Giải thoát khỏi lối mòn.

Thứ Hai Tuần XXX Thường niên – Lc 13,10-17

Đức Giê-su bảo: “Này bà, bà được giải thoát khỏi tật nguyền.” (Lc 13,12)

Suy niệm: Cử toạ ngày ấy quá quen với hình ảnh người phụ nữ còng lưng lom khom đến hội đường tham dự nghi thức ngày Sa-bát. Họ đâu nghĩ rằng mười tám năm bị bệnh còng lưng là mười tám năm người phụ nữ ấy không thể đứng thẳng, cũng như ngần ấy năm không thể nhìn thấy cả bầu trời bao la như người khác. Đức Giê-su thấu cảm được nỗi đau của bà đến độ coi căn bệnh còng lưng ấy như xiềng xích Xa-tan trói buộc bà, và Ngài phải giải thoát bà ngay lập tức, không để bà bị đau khổ thêm một phút nào. Có thể ta quen nhìn thấy những người bệnh lâu năm như một chuyện bình thường; quen nhìn người lơ là, bỏ đạo như hình ảnh quen thuộc; quen nhìn người nghèo chung quanh như điều phải có trong cuộc sống. Mẫu gương của Đức Giê-su phải thúc đẩy ta ra khỏi lối mòn quen thuộc của mình. Tiếp tục đọc

29/10. Chỉ có một giới răn yêu thương.

Chúa Nhật XXX Thường niên năm A – Mt 22,34-40

Chúa Giê-su đáp: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình.” (Mt 22,37-39)

Suy niệm: Nếu đã tin Đức Chúa là Thiên Chúa thì cũng dễ chấp nhận rằng yêu mến Người trên hết mọi sự là điều phải lẽ. Mặt khác, đạo lý “thương người như thể thương thân” không xa lạ gì với đạo làm người, cách riêng đối với dân tộc Việt Nam. Chúa Giê-su cũng dạy như thế. Nhưng điểm đặc biệt nơi giáo huấn của Ngài là Ngài đã nhập hai điều răn ấy thành một: hễ mến Chúa thì cũng phải yêu người, nếu không chỉ là nói dối (x. 1 Ga 4,20-21). Tiếp tục đọc

28/10. Hai nhịp đập của trái tim tông đồ.

Thứ Bảy Tuấn XXIX Thường niên – Lc 6,12-19
Thánh Si-mon và Giu-đa, Tông đồ

Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện và đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ. (Lc 6,12-13)

Suy niệm: Trong cơ thể con người có một bộ phận hoạt động liên lỉ từ khi thụ thai cho tới khi lìa đời, đó là trái tim. Dẻo dai như vậy, nhưng để vận chuyển máu đi khắp cơ thể, hoạt động của nó thật đơn giản chỉ có hai nhịp: bóp vào và mở ra. Các sách Tin Mừng cho biết cuộc sống của Chúa Giêsu cũng diễn ra trong hai nhịp như vậy: cầu nguyện và hoạt động; đan cử một ví dụ: Ngài đã cầu nguyện suốt đêm trước khi chọn 12 Tông Đồ. Và khi chọn các ông, Chúa Giêsu muốn họ chu toàn một cuộc sống gồm hai nhịp: ở lại với Chúa và ra đi loan báo Tin Mừng. Các động từ “ở lại”, “ở trong,” “đi theo” được các thánh sử dùng nhiều lần để diễn tả mối hiệp thông mà các Tông Đồ phải có với Chúa Giê-su như mối thông hiệp Ngài có với Chúa Cha, Đấng đã sai Ngài, sự hiệp thông cần thiết đến mức trở nên ưu tiên hơn mọi hoạt động của Ngài. Mặt khác, “tông đồ” nghĩa là “người được sai đi”, tham dự vào sứ mạng cứu độ của Chúa Giêsu. Ở lại với Chúa và ra đi loan báo Tin Mừng là hai nhịp của trái tim Tông Đồ, cần thiết và không thể tách rời. Tiếp tục đọc

28/10. Hai nhịp đập của trái tim tông đồ.

Thứ Bảy Tuần XXIX Thường niên – Lc 6,12-19
Thánh Si-mon và Giu-đa, Tông đồ

Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện và đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ. (Lc 6,12-13)

Suy niệm: Trong cơ thể con người có một bộ phận hoạt động liên lỉ từ khi thụ thai cho tới khi lìa đời, đó là trái tim. Dẻo dai như vậy, nhưng để vận chuyển máu đi khắp cơ thể, hoạt động của nó thật đơn giản chỉ có hai nhịp: bóp vào và mở ra. Các sách Tin Mừng cho biết cuộc sống của Chúa Giêsu cũng diễn ra trong hai nhịp như vậy: cầu nguyện và hoạt động; đan cử một ví dụ: Ngài đã cầu nguyện suốt đêm trước khi chọn 12 Tông Đồ. Và khi chọn các ông, Chúa Giêsu muốn họ chu toàn một cuộc sống gồm hai nhịp: ở lại với Chúa và ra đi loan báo Tin Mừng. Các động từ “ở lại”, “ở trong,” “đi theo” được các thánh sử dùng nhiều lần để diễn tả mối hiệp thông mà các Tông Đồ phải có với Chúa Giê-su như mối thông hiệp Ngài có với Chúa Cha, Đấng đã sai Ngài, sự hiệp thông cần thiết đến mức trở nên ưu tiên hơn mọi hoạt động của Ngài. Mặt khác, “tông đồ” nghĩa là “người được sai đi”, tham dự vào sứ mạng cứu độ của Chúa Giêsu. Ở lại với Chúa và ra đi loan báo Tin Mừng là hai nhịp của trái tim Tông Đồ, cần thiết và không thể tách rời. Tiếp tục đọc

27/10. Biết phân định các dấu chỉ.

Thứ Sáu Tuần XXIX Thường niên – Lc 12,54-59

“Sao các ngươi không tự mình xét xem cái gì là phải.” (Lc 12,57)

Suy niệm: Dấu chỉ đầu tiên và cơ bản của sự khôn ngoan là biết phân biệt phải – trái, thiện – ác. Khi nhận biết điều phải, ta mới có thể chọn hướng đi đúng; ngược lại, ta sẽ đi sai đường. Trên bình diện tôn giáo, chọn đi theo Chúa là đúng đắn, nhưng còn phải nhạy bén nhận ra thánh ý Ngài muốn nói với ta qua các dấu chỉ của thời đại. Đây là một thách đố không nhỏ, có thể vì ta thiếu bén nhạy, không quan tâm, nên chẳng “đọc” được ý nghĩa của các dấu chỉ ấy. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su trách người Do Thái, vì họ nhanh nhẹn nhận ra những dấu hiệu của thời tiết, nhưng lại thiếu bén nhạy trước những dấu chỉ Nước Trời đang được thực hiện giữa họ. Nếu họ biết phân định những vấn đề đức tin tựa như am hiểu của họ về thời tiết, thì họ đã không để hụt mất ơn cứu độ. Tiếp tục đọc

26/10. Lửa Thánh Thần.

Thứ Năm Tuần XXIX Thường niên – Lc 12,49-53

“Thầy đã ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” (Lc 12,49)

Suy niệm: Thánh Ghê-gô-ri-ô Cả chú giải rằng “lửa” mà tác giả Lu-ca nói ở đây là chính Chúa Thánh Thần. Lửa Thánh Thần ấy được Đức Giê-su mang xuống trần gian và mong ước lửa tình yêu ấy bùng cháy lên nơi tâm hồn mỗi người. Lửa Thánh Thần ấy được ban xuống trên các tông đồ trong ngày lễ Ngũ tuần; lửa nhiệt thành thúc đẩy các ông ra khỏi phòng hội, bước ra với thế giới, đến với muôn dân, loan báo Tin mừng Nước Trời. Lửa ấy sưởi ấm tâm hồn hai môn đệ trên đường Em-mau, đưa các ông ra khỏi sự thất vọng, trở về với cộng đoàn anh em. Ta cũng đã đón nhận lửa Thánh Thần ấy trong bí tích Thánh Tẩy, và được lãnh nhận trọn vẹn qua bí tích Thêm Sức. Tiếp tục đọc

25/10. Sống dưới cái nhìn của Chúa – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Thứ Tư Tuần XXIX Thường niên – Lc 12,39-48

“Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: ‘Còn lâu ông chủ mới về’ thế rồi hắn bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa. Chủ hắn sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, ông sẽ tống cổ hắn đi, bắt chung số phận với những tên phản bội.” (Lc 12,39-48)

Suy niệm: Câu tục ngữ “Vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm” áp dụng thật đúng vào hạng đầy tớ giả hình mà Đức Giê-su nói ở đây. Lợi dụng sự tín nhiệm của chủ, cậy vào quyền thế, sống bê tha truỵ lạc và hà hiếp áp bức đồng loại: chân dung tên đầy tớ bất lương ấy tưởng rằng chỉ có trong dụ ngôn, sao lại giống hệt với đời thường đến thế! Trong thế giới hiện nay, Thiên Chúa dường như đi vắng trước những người xưng mình là “đầy tớ” nhưng lại thị oai tác quái với “chủ” của mình. Chỉ là quản lý mà lại tiếm quyền, tự tung tự tác với những tài sản của chủ mình, thế mà Chúa vẫn lặng im trước những con người như thế. Những điều Chúa Giê-su mô tả không ngờ lại mang tính hiện thực xã hội cao như vậy. Tiếp tục đọc

24/10. Mến Chúa trên hết mọi sự.

Thứ Ba Tuần XXIX Thường niên – Lc 12,35-38
Thánh An-tôn Ma-ri-a Cla-rét, Giám mục

“Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay.” (Lc 12,35-36)

Suy niệm: Được mời gọi luôn tỉnh thức chờ Chúa đến, chúng ta đáp lại bằng thái độ sống đạo sốt sắng. Cung cách sống đạo ấy được diễn tả qua một hình ảnh cụ thể “thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn.” Với bao lo toan của cuộc sống hiện đại, chúng ta dễ bị cuốn hút theo nhịp sống đời thường, dễ phân vân trước chọn lựa theo con người tự nhiên hay tinh thần siêu nhiên, hơn – thiệt, được – mất khi theo Chúa. Bề ngoài có thể ta vẫn sống đạo tốt đấy, nhưng kỳ thực chưa chắc tận đáy lòng “mến Chúa trên hết mọi sự.” Vì thế, “thức tỉnh” là thái độ cần thiết để hình thành thói quen ưu tiên cho Thiên Chúa trong các chọn lựa, ngõ hầu giữa trăm mối bận tâm của cuộc sống, chúng ta vẫn luôn thuộc về Chúa, chung hưởng niềm vui với Ngài. Tiếp tục đọc

23/10. Làm giàu trước Thiên Chúa.

Thứ Hai Tuần XXIX Thường niên – Lc 12,13-21
Thánh Gio-an Ca-pét-ra-nô, Linh mục

“Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam.” (Lc 12,15)

Suy niệm: Chuck Feeney, tỉ phú người Mỹ, từ nhỏ đã chăm chỉ làm việc, từ những việc tầm thường cho đến khi trở thành một doanh nhân thành đạt, với phương châm “sống để làm việc chớ không phải để làm giàu”. Dù giàu có nhưng ông có lối sống thanh đạm và dạy con cách nghiêm khắc, để chúng tự làm việc chứ không cậy dựa vào của cải của cha mẹ. Với khát vọng “cho đi khi còn đang sống”, ông âm thầm cho đi toàn bộ tài sản của mình ước tính lên tới tám tỉ đô la cho các dự án y tế và giáo dục tại Mỹ, Úc, Nam Phi, Việt Nam… Ông nói “chiếc vải liệm không có túi” và “chỗ Thượng Đế ở không có ngân hàng, mỗi người đều trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời”. Tiếp tục đọc

22/10. Muốn truyền giáo phải ra đi.

Chúa Nhật Tuần XXIX Thường niên Năm A – Mt 22,15-21
Khánh Nhật Truyền Giáo

“Những người Pha-ri-sêu… sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hê-rô-đê đến nói với Đức Giê-su rằng: “Xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không?” (Mt 22,15-17)

Suy niệm: “Có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không?” là câu hỏi được đặt ra để bẫy Đức Giê-su. Không chỉ nhóm Pha-ri-sêu, phe Hê-rô-đê mà cả phái Xa-đốc cũng giăng bẫy để hại Ngài, như trường hợp họ chất vấn Ngài về người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình (Ga 8,1-11), hay câu hỏi “Có được phép rẫy vợ vì bất cứ lý do gì không?” (Mt 19,3)… Mặc dù những “đối thủ” luôn tìm cách gây hại, nhưng Đức Giê-su vẫn tỏ ra kiên nhẫn, và không e ngại tiếp xúc với họ, thậm chí còn tìm đến để đồng bàn (Lc 7,36-50; Lc 11,37-41…). Đúng như những gì họ nhận định về Ngài: “Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta”(c. 16). Tiếp tục đọc

21/10. Làm chứng cho Tin Mừng.

Thứ Bảy Tuần XXVIII Thường niên – Lc 12,8-12

“Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Con Người cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa.” (Lc 12,8)

Suy niệm: Rao giảng Tin Mừng luôn tiềm ẩn những nguy cơ cho người rao giảng, vì Tin Mừng đụng chạm tới những vấn đề tế nhị trong cuộc sống. Do hiểu lầm hoặc do lợi ích mang tính trần thế, người ta sẵn sàng loại bỏ, tiêu diệt, xóa sổ những kẻ loan báo Tin Mừng bình an và hy vọng. Số phận bi hùng ấy của người môn đệ đã được Chúa Giê-su báo trước: “môn đệ không hơn Thầy,” được chung số phận với Thầy là vinh dự rồi. Bù lại, Chúa Giê-su hứa cho các môn đệ phần thưởng xứng đáng là cuối cùng, họ sẽ được thấy Chúa tỏ tường, được Ngài công nhận trước mặt Cha Ngài, được đồng bàn với Ngài trong Nước Trời vinh hiển. Lời Chúa phán là chứng từ bảo đảm cho tương lai của môn đệ. Tiếp tục đọc

20/10. Điều răn đáng sợ nhất?

Thứ Sáu Tuần XXVIII Thường niên – Lc 12,1-7

“Anh em đừng sợ những kẻ chỉ giết thân xác mà sau đó không làm gì được nữa, Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai. Hãy sợ Đấng đã giết rồi lại có quyền ném vào hoả ngục.” (Lc 12,4-5)

Suy niệm: “Bình an cho anh em”, đó là món quà mà Chúa Giê-su đã trao ban cho nhân loại sau khi Ngài từ cõi chết sống lại. 2000 năm qua, nhân loại càng cần món quà đó hơn nữa bởi vì xã hội văn minh và hiện đại không đem lại sự bình an đích thực, mà còn phát sinh những lo lắng mới: khủng bố, chiến tranh, thực phẩm chứa hoá chất độc hại sợ những “chứng bệnh thời đại”, sợ thất nghiệp, sợ mất địa vị, sợ thù oán… và trăm ngàn nỗi sợ hãi không tên khác trong cuộc sống. Lời Chúa hôm nay như đuốc sáng soi dẫn chúng ta bước đi trong cái nhìn của Đức Tin trưởng thành, giúp chúng ta xác định đâu là điều mà chúng ta phải sợ nhất: Đau khổ, bệnh tật và cả cái chết, không phải là điều đáng sợ cho bằng việc chúng ta đắm chìm trong tội lỗi, việc chúng ta sống rời xa tình yêu Thiên Chúa. Tiếp tục đọc

19/10. Lời răn đe nghiêm khắc.

Thứ Năm Tuần XXVIII Thường niên – Lc 11,47-54
Thánh Gio-an Brê-bớp, I-sa-ác Giô-gơ, Tử đạo

“Khốn cho các người!…” (Lc 11,47)

Suy niệm: Chúa Giê-su là mục tử nhân lành và mạc khải cho chúng ta về Thiên Chúa là Cha luôn thương yêu và chúc lành cho con cái mình, vậy mà sao Ngài lại dùng những lời chúc dữ thật nặng nề: “Khốn cho các người”? Mà đây đâu có phải là lần duy nhất Ngài thốt lên những lời như vậy! Nào cha ông ta đã chẳng nói: “Yêu cho roi cho vọt” sao? Nói như vậy không có ý cho rằng Thiên Chúa giống như một người cha thích hành hạ, làm khổ nhục con cái để thoả mãn cơn nóng giận của mình. Trước sứ điệp Tin Mừng, các kinh sư và biệt phái vẫn giả hình và cứng lòng tới mức khó lòng hoán cải. Đau lòng, nhưng Chúa muốn chỉ ra cho họ biết, tự thâm tâm, họ đồng lõa với sự ác, đi theo vết xe đổ của cha ông, chứ không chỉ là lỗi lầm nhất thời. Những lời chúc dữ có nặng nề thật đấy, nhưng Ngài chỉ ra cho họ một viễn tượng, và mời gọi tự nguyện hoán cải. Và nhất là Ngài đã chấp nhận trở thành “đồ bị chúc dữ” khi chịu chết trên thập giá để hoá giải chính lời chúc dữ. Qua con đường đó, phải chăng đã chẳng có những biệt phái và kinh sư hoán cải trở thành môn đệ Ngài như Ni-cô-đê-mô, Giu-se A-ri-ma-thi-a, Phao-lô… sao?
Tiếp tục đọc

18/10. Sống cho công lý hòa bình.

Thứ Tư Tuần XXVIII Thường niên – Lc 10,1-9
Thánh Lu-ca, Tác giả sách Tin Mừng

“Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: ‘Bình an cho nhà này’… Vào bất cứ thành nào… hãy nói: ‘Nước Thiên Chúa đã đến gần các ông.’” (Lc 10,5.8-9)

Suy niệm: Khi sai 72 môn đệ đi rao giảng, Chúa Giê-su dặn dò các môn đệ phải nói hai điều: 1. Trước khi rao giảng bất cứ điều gì, hãy cầu chúc bình an, lời cầu chúc đó luôn được Chúa đáp lời: nếu người nghe không sẵn sàng đón nhận thì chính người nói lại là người hưởng được sự bình an. 2. Trong bất kỳ tình huống nào, dù được tiếp đón hay không, người môn đệ cũng phải loan báo “Nước Thiên Chúa đã đến gần” – tức là rao giảng “một trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị” (2Pr 3,13). Thực không phải là việc dễ dàng, bởi vì trong một thế giới còn đầy dẫy bất công, người môn đệ Chúa thay vì được đón tiếp, lại trở thành nạn nhân của bạo quyền. Để đối lại, thay vì sử dụng thủ đoạn hay bạo lực, người môn đệ phải là sứ giả hoà bình, cư xử hiền lành với những lời cầu chúc bình an.
Tiếp tục đọc

17/10. Rửa tay, rửa lòng.

Thứ Ba Tuần XXVIII Thường niên – Lc 11,37-41
Thánh I-nha-xi-ô An-ti-ô-ki-a, Giám mục, Tử đạo

“Bên ngoài chén dĩa thì các ngươi rửa sạch, nhưng bên trong các người thì đầy những chuyện cướp bóc, gian tà.” (Lc 11,39)

Suy niệm: Con người có hai phần: nội tâm và ngoại diện. Thường và lý tưởng là bên trong lòng thế nào thì phải được thể hiện như vậy ra bên ngoài, như người ta thường nói: “Lòng đầy tràn ra miệng,” hay “Hữu ư trung xuất hình ư ngoại.” Thế nhưng, sự đời không đơn giản như thế. Nhiều lúc và nhiều nơi, người ta che giấu cái bên trong bằng dáng vẻ bên ngoài khác hẳn, như câu ca dao: “Ngoài miệng thì niệm nam mô, trong lòng thì chứa ba bồ dao găm,” hay “Giận dẫu thâm gan, miệng mỉm cười.” Tình trạng không nhất quán ấy nơi người Pha-ri-sêu bị Chúa Giê-su vạch trần qua câu chuyện rửa tay. Họ quá chú trọng đến cái bên ngoài, trong khi tâm lòng của họ “đầy những chuyện cướp bóc, gian tà”.

Tiếp tục đọc

16/10. Hãy sám hối.

Thứ Hai Tuần XXVIII Thường niên – Lc 11,29-32
Thánh Ma-ga-ri-ta A-la-cốc, Trinh nữ

“Thế hệ này là một thế hệ gian ác, chúng xin dấu lạ nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giô-na.” (Lc 11,29)

Suy niệm: Đức Giê-su kể lại dấu lạ ngôn sứ Giô-na ở trong bụng cá ba đêm ngày như một dấu lạ báo trước Ngài sẽ chịu khổ nạn và mai táng trong mồ, để rồi đến ngày thứ ba, Ngài phục sinh và nhờ đó, Ngài ban ơn cứu độ cho những ai tin vào Ngài. Dấu lạ Giô-na còn ở lời giảng dạy của ông cho dân thành Ni-ni-vê: dù ông chỉ miễn cưỡng thực thi lệnh truyền của Chúa nhưng việc đó đã giúp cho tất cả dân thành Ni-ni-vê ăn năn hối cải. Dấu lạ sẽ tiếp nối nếu chúng ta thành tâm để Chúa thực thi kế hoạch yêu thương của Ngài trên cuộc đời chúng ta, hầu qua chúng ta Ngài thông ban ân huệ cho những người khác.
Tiếp tục đọc

15/10. Ưu tiên số một cuộc đời – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Chúa Nhật Tuần XXVIII Thường niên (Năm A) – Mt 22,1-14

“Nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi.” (Mt 22,5)

Suy niệm: Tháng 9.2008 khi tông du nước Pháp, Đức Bê-nê-đi-tô XVI lúc đó nhận định “những giáo hội lớn – trong đó có nước Pháp – đang hấp hối.” Không hấp hối sao được khi 75% dân số là Công giáo, nhưng chỉ có 12% đi lễ hằng tuần, đa số ít khi hoặc không bao giờ tham dự thánh lễ; 62% nói rằng không tìm được an ủi hoặc sức mạnh từ tôn giáo. Chủ nghĩa tiêu thụ đã và đang làm xói mòn niềm tin Ki-tô giáo tại lục địa già nua này. Cuộc sống con người bị thu giảm thành việc hưởng thụ, và đằng sau nó là thú vui. Hạnh phúc có được nhờ thỏa mãn ước muốn: thêm tiện nghi vật chất. Chủ nghĩa tiêu thụ trở thành một thứ thần tượng, thật sự cạnh tranh với vai trò tối thượng của Đức Ki-tô trong tâm hồn người Kitô hữu.
Tiếp tục đọc

14/10. Lên tiếng giữa đám đông.

Thứ Bảy Tuần XXVII Thường niên – Lc 11,27-28
Thánh Ca-lít-tô I, Giáo hoàng, Tử đạo

“Khi Đức Giê-su đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người…” (Lc 11,27)

Suy niệm: Hình dung cảnh đám đông người Do Thái vây quanh Đức Giê-su: Họ đang trầm trồ thán phục vì được chứng kiến những phép lạ phi thường và được nghe những lời giảng dạy khôn ngoan của Chúa. Các người phụ nữ mơ ước có một người con tài giỏi như Chúa. Người mẹ sinh ra Chúa thật có phúc. Vì thế, một trong số họ đã lên tiếng – và “lên tiếng giữa đám đông”. Một hành động dũng cảm, không chỉ là “một thoáng” cảm xúc, nhưng là sự bùng nổ của cõi lòng. Cõi lòng lên tiếng, vượt qua mọi sợ hãi, ái ngại của tâm lý thường tình, để có thể “lên tiếng” về cảm thức chân lý của mình – dù giữa đám đông –  nhờ đó đón nhận được mạc khải của Thiên Chúa trong Đức Giê-su. Vâng, chúng ta cần phải vượt qua tất cả – chính mình và tha nhân – để Chúa và Lời Ngài có thể “cư ngụ” giữa chúng ta.
Tiếp tục đọc

13/10. Bí tích, nơi gặp gỡ Chúa Kitô.

Thứ Sáu Tuần XXVII Thường niên – Lc 11,15-26

“Nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là Triều Đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông.” (Lc 11,20)

Suy niệm: Đức Giê-su là hiện thân của Thiên Chúa trên trần gian. Ngài biểu lộ quyền năng cứu thoát và tình yêu thương của Thiên Chúa qua lời rao giảng và các phép lạ Ngài làm. Việc Chúa trừ quỷ cho thấy: Ngài đến phá đổ quyền thống trị của Sa-tan để thiết lập vương quốc của Thiên Chúa. Chúa trừ quỷ bằng quyền năng của Thiên Chúa, bằng “ngón tay của Thiên Chúa” để qua đó, người ta nhận biết Nước Thiên Chúa đang hiện diện. Trong khi đó những người Do Thái đã chối bỏ không tin vào Chúa và quyền năng của Ngài. Họ nói: Ngài dựa vào thế của tướng quỷ mà trừ quỷ. Như vậy, họ đã mất đi cơ hội gặp Chúa và lãnh ơn cứu thoát của Ngài.
Tiếp tục đọc