31/01. Là ánh sáng giữa tối tăm – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Thứ Năm Tuần III Thường Niên – Mc 4,21-25
Thánh Gio-an Bốt-cô, Linh mục

“Chẳng lẽ mang đèn tới để đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường? Nào chẳng phải là để đặt trên đế sao?” (Mc 4,21)

.
Suy niệm
: “Một ngọn nến nhỏ tỏa sáng xa biết bao! Cũng vậy, một việc làm tốt tỏa sáng biết bao trong một thế giới mệt mỏi” (Văn hào W. Shakespeare). Ngọn đèn muốn tỏa sáng xa thì phải được đặt trên đế cao có lẽ là chuyện chẳng cần bàn cãi. Thế nhưng, ngọn đèn mà Đức Giê-su muốn ta đặt trên đế lại là chuyện khác, vì đèn ấy chính là Tin Mừng của Ngài. Tiếp tục đọc

30/01. Hãy gieo cách hào phóng – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Thứ Tư Tuần III Thường Niên – Mc 4,1-20

“Người gieo giống đi ra gieo giống. Có hạt rơi xuống vệ đường,… sỏi đá,… bụi gai,… đất tốt…”(Mc 4,3-8)

.
Suy niệm
: Hoàn cảnh địa lý vùng Pa-lét-tin hiếm có những khu đất tốt bằng phẳng, thuận lợi. Người gieo phải có đôi chút mạo hiểm và hào phóng, tận dụng mọi ngóc ngách để gieo giống mới mong có mùa gặt mai sau. Tiếp tục đọc

29/01. Thánh ý Thiên Chúa – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Thứ Ba Tuần III Thường Niên – Mc 3,31-35

Chúa Giê-su nói: “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mc 3,34-35)

.
Suy niệm: “Ai là Mẹ Ta và anh em Ta?” Câu trả lời của Chúa Giê-su nghe có vẻ cứng cỏi và lạnh lùng. Thực ra, Ngài không phủ nhận gia đình ruột thịt và nghĩa vụ yêu thương của Ngài với gia đình, nhưng Ngài muốn nâng mối liên hệ đó lên một tầm mức cao hơn, sâu xa hơn. Đó là một liên hệ thân thích trong gia đình của Thiên Chúa Cha trên trời. Gia đình Nước Trời đòi hỏi chúng ta phải dấn thân vượt lên trên tất cả những mối liên hệ của gia đình tự nhiên loài người. Tiếp tục đọc

28/01. Tội phạm đến Thánh Thần – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Thứ Hai  Tuần III Thường Niên – Mc 3,22-30
Thánh Tô-ma A-qui-nô, Linh mục, Tiến sĩ HT

“Ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời.” (Mc 3,29)

.
Suy niệm
: Hiểu thế nào là tội phạm đến Thánh Thần không phải là khó, bởi vì Phúc Âm theo thánh Mác-cô đã giải thích: “Đó là vì họ nói ‘ông ấy bị thần ô uế ám’.” Việc Chúa làm mà vu khống là việc làm của ma quỉ, làm việc tốt mà bị bôi nhọ là việc xấu, nói điều chân thật mà qui kết là dối trá, đó là phủ nhận chân lý. Tiếp tục đọc

27/01. Một chuyến trở về – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Chúa Nhật Tuần III Thường Niên Năm C – Lc 1,1-4;4,14-21

“Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người.” (Lc 4,20)

.
Suy niệm: Người dân làng Na-da-rét chăm chú quan sát “nhất cử nhất động” của Chúa Giê-su trong chuyến về thăm quê nhà, để xem những tiếng đồn về người con bác thợ mộc này có đúng hay không. Có thể một số ít trong họ tin rằng Người là vị ngôn sứ được Thiên Chúa sai đến. Còn đám đông thì bán tín bán nghi, tại sao anh thanh niên Giê-su này, con ông Giu-se và bà Ma-ri-a, vốn làm nghề thợ mộc trong thôn xóm, hàng xóm láng giềng với họ, lại khiến họ phải ngỡ ngàng thán phục vì những gì miệng Người nói ra. Tiếp tục đọc

26/01. Cung cách người được sai đi – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Thứ Bảy Tuần II Thường Niên – Lc 10,1-9
Thánh Ti-mô-thê-ô và Ti-tô, Giám mục.

“Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà ai, trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này!” Nếu ở đó có ai đáng hưởng bình an, thì sự bình an của anh em đã cầu chúc sẽ ở lại với người ấy… Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với dân chúng: “Triều đại Thiên Chúa đã đến cùng các ông.” (Lc 10,1-9)

.
Suy niệm
: Chúa Giê-su dạy chúng ta về cung cách sống của người được sai đi loan báo Nước Trời. 1/ Cung cách khiêm nhu, hiền lành “như con chiên ở giữa bầy sói”, một sự hiện diện khích lệ chứ không áp đặt niềm tin cho ai. Tiếp tục đọc

25/01. Để được sai đi – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Thứ Sáu Tuần II Thường Niên – Mc 16,15-18
Thánh Phao-lô Tông đồ trở lại.

Khi ấy, Đức Giê-su hiện ra với Nhóm Mười Một và nói với các ông rằng: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” (Mc 16,15)

.
Suy niệm
: Để loan báo Tin Mừng, trước hết người môn đệ phải có niềm vui. Niềm vui không do thế gian ban tặng, mà là niềm vui có được nhờ cảm nhận những giá trị từ nơi Chúa Ki-tô, Đấng là Thầy và là Chúa của mình. Những giá trị ấy được Chúa Ki-tô ví như kho báu chôn dưới ruộng; nếu biết được, ta sẽ vui mừng, đánh đổi tất cả để chiếm lấy; Tiếp tục đọc

24/01. Liệu có sự thật từ ma quỷ? – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Thứ Năm Tuần II Thường Niên – Mc 3,7-12
Thánh Phan-xi-cô Sa-lê-si-ô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh.

Các thần ô uế vừa thấy Người liền sụp lạy và hô lên rằng: “Ngài là Con Thiên Chúa!” Nhưng Người nghiêm cấm chúng không được tiết lộ gì về Người. (Mc 3,11-12)

.
Suy niệm
: Theo lẽ thường, ma quỷ chẳng muốn ai tin nhận Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa. Thế nhưng lạ thay hôm nay chúng lại “rao” điều đó công khai trước mặt mọi người. Điều kỳ lạ hơn, chính Chúa Giê-su cấm không cho chúng tiết lộ về Ngài. Phải chăng có gì bí ẩn trong câu chuyện này? Đúng là ma quỷ đang muốn phá đám bằng cách tiết lộ thân thế và sứ mạng cứu thế của Chúa Giê-su, điều mà đúng ra mỗi người phải nói lên bằng sự xác tín của mình. Vả lại, Chúa Giê-su còn lạ gì chiến thuật của ma quỉ! Chúng đã từng đưa chiêu bài “nếu ông là Con Thiên Chúa” để cám dỗ Ngài đi lệch khỏi chương trình cứu độ của Chúa Cha. Nay chúng lại muốn “phá bĩnh” bằng chính những lời có vẻ đúng nhất, thật nhất nhưng lại khiến người ta hiểu sai vai trò cứu thế của Ngài theo kiểu một vị vua trần tục. Và vì vậy Ngài đã cấm chúng nói thêm. Tiếp tục đọc

23/01. Luật bác ái trên hết – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Thứ Tư Tuần II Thường Niên – Mc 3,1-6

Rồi Người nói với họ: “Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng hay giết đi?” (Mc 3,4)

.
Suy niệm
: Theo truyền thống, người bại tay này làm nghề thợ xây đá. Nghĩa là anh cần có một bàn tay khỏe mạnh sớm hết sức, để có thể nuôi sống bản thân và gia đình. Không lạ gì trước những người Do Thái đang “chẻ sợi tóc ra làm tư” dò xét, bắt bẻ, để kết án, Chúa Giê-su vẫn can đảm chữa lành cho người bại tay trong ngày sa-bát. Theo luật Do Thái, chỉ được chữa bệnh vào ngày sa-bát trong trường hợp nguy tử. Trường hợp của anh không phải là nguy tử, nhưng Ngài không thể nào để đến ngày mai. Ngài muốn chữa lành cho anh ngay hôm nay. Ngày sa-bát là ngày dành cho Chúa, ngày làm điều lành, ngày cứu người. Nhờ đó, bàn tay anh có thể duỗi thẳng, anh có thể cầm lấy bàn tay người khác, cũng như có thể mưu sinh bằng chính bàn tay của mình. Tiếp tục đọc

22/01. Sự sống con người là số một – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Thứ Ba Tuần II Thường Niên – Mc 2,23-28
Thánh Vinh Sơn, Phó tế, Tử đạo

“Ngày sa-bát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sa-bát.” (Mc 2,27)

.
Suy niệm
: “Sự văn minh khởi sự lần đầu khi một người giận dữ “ném” một lời nói thay vì hòn đá” (S. Freud). Thế nhưng, lời kết án của người Pha-ri-sêu chẳng khác gì hòn đá ném vào thầy trò Đức Giê-su, vì nó có thể “châm ngòi nổ” cho những hòn đá ném vào người vi phạm luật ngày sa-bát. Để biện minh cho các môn đệ, Đức Giê-su dựa vào  trường hợp vua Đa-vít, khi đói, có thể ăn thứ bánh tiến vốn chỉ dành cho các tư tế. Quan trọng hơn, Ngài minh định ý nghĩa đích thực của ngày sa-bát. Ngày sa-bát là ngày dành cho Chúa, dành thời gian thờ phượng Ngài, nhưng cũng là ngày của con người, phục vụ cho sự sống của con người. Đức Giê-su cho thấy sự sống con người quan trọng hơn lề luật, vì lề luật phục vụ cho sự sống viên mãn của con người. Tiếp tục đọc

21/01. Ý nghĩa đích thực của việc ăn chay – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Thứ Hai Tuần II Thường Niên – Mc 2,18-22
Thánh A-nê, Trinh nữ, Tử đạo

“Tại sao môn đệ ông lại không ăn chay?” (Mc 2,18)

.
Suy niệm
: Ăn chay là việc đạo đức truyền thống trong đạo Do Thái. Việc này phát xuất từ luật dạy, từ tâm tình thống hối ăn năn vì tội lỗi cá nhân hoặc tập thể, từ lòng tự nguyện để khấn xin điều gì tốt đẹp hơn, hay bày tỏ lòng chờ mong Đấng Cứu thế ngự đến. Khi thiết lập đạo mới, Chúa Giê-su không từ bỏ thói quen đạo đức tốt lành này, vì chính Ngài cũng ăn chay 40 đêm ngày trong hoang địa trước khi khởi sự rao giảng Nước Trời. Thế nhưng, Ngài đặt việc ăn chay đúng vị trí của nó: Nước Trời được ví như bữa tiệc cưới vui vẻ mà chú rể là Chúa Giê-su; khi Ngài còn hiện diện giữa họ, các phù rể – các môn đệ – không thể ăn chay, họ mừng vui vì sự hiện diện của Ngài, họ không thể ủ dột buồn bã, vì Chúa chính là nguồn vui đích thực của đời họ. Tiếp tục đọc

20/01. Rượu của Đấng Mêsia – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Chúa Nhật Tuần II Thường Niên Năm C – Ga 2,1-11

“Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ.”(Ga 2,10)

.
Suy niệm
: Chúa Giê-su nhiều lần sử dụng hình ảnh “rượu” để nói về chính bản thân Ngài. Các Tin Mừng Nhất Lãm coi Chúa Giê-su là “rượu mới”, tức là giao ước mới, để đối lập với thứ “rượu cũ” là giao ước cũ. Còn trong Tin Mừng Gio-an, tác giả cũng dùng một hình ảnh tương tự là “rượu ngon” để đối lập với “rượu xoàng”. Mặc dù không minh nhiên giải thích, nhưng hình ảnh “rượu ngon” trong tiệc cưới Ca-na muốn chỉ về đạo lý Tin Mừng, là chính Chúa Giê-su. Như vậy, từ thứ rượu vật chất tại tiệc cưới Ca-na, Chúa Giê-su mời gọi mọi người phải tìm đến một thứ rượu quý hơn, “rượu Mê-si-a” nghĩa là thứ rượu thiêng liêng cho tâm hồn. Thứ rượu ấy được ban cho nhân loại trong “giờ” Ngài bị treo lên thập giá. Đó là lý do vì sao mà hôm nay Chúa trả lời với thân mẫu của Ngài rằng: “giờ của con chưa đến” (c.4). Tiếp tục đọc

19/01. Có điều lạ lùng như thế – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Thứ Bảy Tuần I Thường Niên – Mc 2,13-17

Đi ngang qua trạm thu thuế, Chúa Giê-su thấy ông Lê-vi là con ông An-phê, đang ngồi ở đó. Người bảo ông: “Hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người. (Mc 2,14)

.
Suy niệm
: Chúa Giê-su không ngồi chờ, nhưng Ngài đến với Lê-vi bên ngoài hội đường. Đây là hành động gợi hứng cho Giáo Hội đi ra vùng ngoại vi để truyền giáo. Hành động này của Chúa đã gây ngạc nhiên cho người Do Thái, bởi đối với họ, những người thu thuế như Lê-vi hạng người tội lỗi đáng khinh vì tiếp tay cho người Rô-ma, ấy là chưa nói họ còn là tham lam, làm nhiều điều bất công, bóc lột đồng bào. Thế mà Chúa Giê-su đón nhận các môn đệ thế nào, Ngài cũng đón nhận Lê-vi như thế. Ngài kêu gọi các môn đệ đầu tiên theo Ngài như thế nào, Ngài cũng kêu gọi Lê-vi cùng một lời như thế: “Hãy theo tôi.”Ngài mong đợi họ đáp lời Ngài như thế nào, Ngài cũng mong đợi Lê-vi ưng thuận đáp lời Ngài như thế. Lê-vi đã đứng dậy đi theo Chúa như lòng Ngài mong ước. Tiếp tục đọc

18/01. Quyền năng tha thứ – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Thứ Sáu Tuần I Thường Niên – Mc 2,1-12
Tuần lễ cầu cho hiệp nhất Ki-tô hữu

Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt: “Này con, con đã được tha tội rồi.” (Mc 2,5)

.
Suy niệm
: Thật là lạ! Những người có mặt không tỏ vẻ khó chịu về cái vụ gỡ mái nhà để thả người bại liệt xuống trước mặt Chúa. Mà những kinh sư lại bất bình vì Chúa nói lời tha tội mà họ cho là phạm thượng. Mà cũng lạ hơn nữa. Họ đến xin chữa cho khỏi bại liệt. Còn Chúa Giê-su, Ngài nhìn ra đức tin trong lòng họ và ban ơn tha tội. Ngài chữa lành bệnh tật cho họ – đó là điều phụ thuộc – để dẫn họ đến điều chính yếu: họ được tha tội và được cứu khỏi mọi ác quả của tội lỗi. Ngài tỏ cho chúng ta thấy quyền năng thật sự của Thiên Chúa. quyền năng tha thứ, quyền năng cứu độ của một Thiên Chúa đầy yêu thương. Tiếp tục đọc

17/01. Lòng thương xót cứu độ – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Thứ Năm Tuần I Thường Niên – Mc 1,40-45
Thánh An-tôn Pa-đô-va, Viện phụ

Người chạnh lòng thương, giơ tay đụng vào anh. (Mc 1,41)

*
Suy niệm
: Những người phong, cư dân trên đảo Molokai, xôn xao khi thấy cha Đa-miêng đến chung sống với mình. Họ càng cảm động hơn khi biết vị linh mục trẻ này hoàn toàn lành lặn, chỉ vì yêu thương họ quá, nên tình nguyện đến chia sẻ và phục vụ họ ngay trên mảnh đất khốn khổ này. Ngài đã phá đổ hàng rào ngăn cách vô hình giữa người lành/người phong, da trắng/da mầu, Ki-tô hữu/ngoại đạo. Qua cử chỉ giơ tay đụng vào người phong, Đức Giê-su cũng xóa tan hố sâu ngăn cách xã hội thời đó đặt ra. Thật vậy, ngoài những đau đớn khủng khiếp nơi thân xác, người phong thời ấy còn phải chịu nỗi đau buồn cùng cực trong tinh thần khi bị cộng đồng ruồng bỏ. Đức Giê-su đã đụng đến người phong không chỉ bằng bàn tay, nhưng còn bằng lòng thương xót trước nỗi khổ của con người. Tiếp tục đọc

16/01. Chúa vì yêu – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Thứ Tư Tuần I Thường Niên – Mc 1,29-39

“Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người.” (Mc 1,32)

.
Suy niệm
: Ngày hưu lễ mà nào Chúa có được nghỉ ngơi gì! Suốt cả ngày giảng dạy ở hội đường và trừ quỷ, tối đến Chúa về nhà hai anh em ông Si-mon và An-rê hẳn là để ngả lưng một chút. Thế mà dân chúng cũng đâu có để Ngài yên: Không được gồng gánh gì đi ngang qua thành trong ngày sa-bát (x. Gr 17,24) thì họ đợi đến lúc mặt trời lặn mới “đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người.” Một ông bác sĩ có “hút” khách đến mấy đi nữa, hẳn sẽ cho họ “vé giữ chỗ” và hẹn họ đến khám bệnh vào ngày hôm sau thôi. Chúa Giê-su, vị lương y chữa trị tâm hồn khỏi tật bệnh tội lỗi, tai ách của ma quỷ, Ngài không hành xử như thế. Ngài không nổi nóng, không bất nhẫn vì bị quấy rầy, phiền hà. Trái lại Chúa vì yêu nên đón nhận tất cả, chữa lành tất cả để làm chứng cho sự thật này là Ngài yêu thương và muốn cứu độ mọi người. Vì yêu, Ngài lại lên đường đến những nơi khác để tiếp tục hành vi cứu thế cho đến khi hoàn tất chương trình cứu độ bằng cái chết trên thập giá, bởi vì Ngài sinh ra và đến trong thế gian là để làm việc đó. Tiếp tục đọc

15/01. Thán phục Lời Ngài – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Thứ Ba Tuần I Thường Niên – Mc 1,21-28

Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền… (Mc 1,22)

.
Suy niệm
: Là Ki-tô hữu, chúng ta lãnh nhận ba chức năng: ngôn sứ, tư tế, vương đế. Công đồng Tren-tô, thế kỷ 16 đã đặt chức năng tư tế lên hàng đầu. Bốn trăm năm sau, Công đồng Va-ti-ca-nô II đã có sự hoán chuyển vị trí: chức năng ngôn sứ được ưu tiên hàng đầu. Điều đó làm cho chúng ta suy nghĩ?! Chúa Giê-su đến trần gian, Ngài rao giảng cho dân chúng về Thiên Chúa, về tình thương của Thiên Chúa được thể hiện nơi Ngài. Ngài xác định, sứ mạng của Ngài ra rao giảng. “Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy được sai đi cốt để làm việc đó” (Lc 4,43). Tiếp tục đọc

14/01. Tin Mừng của Thiên Chúa – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Thứ Hai Tuần I Thường Niên – Mc 1,14-20

Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. (Mc 1,14)

.
Suy niệm
: Những môn đệ của Chúa Ki-tô, các Ki-tô hữu, là những sứ giả của niềm vui, bởi vì Thầy mình là Đức Ki-tô ngay từ lúc khởi đầu và trong suốt sứ vụ công khai, đã loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa. Vui mừng vì lời hứa cứu độ mà dân Chúa mong chờ từ bao đời nay, giờ đây đã trở thành hiện thực. Vui mừng vì ơn cứu độ không chỉ cho riêng ai mà cho tất cả mọi người, mọi dân nước. Tin Mừng đó không phải là một hệ thống luật lệ giáo điều, nhưng là sự sống hiện diện cụ thể nơi con người Giê-su: Đấng là Con Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống. Đi theo Đức Ki-tô, trở thành môn đệ của Ngài là đón nhận niềm vui vì được cứu độ, được sống trong mối tình thân thiết với Chúa và lan toả niềm vui ấy cho mọi người. Để loan báo tin vui thì chính mình phải sống trong niềm vui. Ngược lại, Ki-tô hữu sống u buồn không những dần xa Chúa mà còn xa anh em và cả chính mình. Tiếp tục đọc

13/01. Nhận mình là tội nhân – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Chúa Nhật Tuần I Thường Niên – Lc 3,15-16.21-22
Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

Khi toàn dân chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa. (Lc 3,22)

.
Suy niệm
: Trong khi loài người kiêu ngạo tự nâng mình lên thì Con Thiên Chúa thánh thiện lại tự hạ mình xuống. Trong khi xu hướng loài người là che dấu tội, dấu tội mình thì Con Thiên Chúa lại công khai xếp mình vào hàng tội nhân, tự nguyện ghé vai gánh hết tội lỗi và mọi hình phạt mà đáng ra loài người phải chịu. Con Thiên Chúa chịu phép rửa như thể Ngài là một tội nhân, bởi vì đó chính là ý muốn của Thiên Chúa, Cha của Ngài mà Ngài luôn luôn sẵn sàng vâng phục. Và do đó, Người thật xứng đáng được nghe lời Chúa Cha nói với mình: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con” (Mc 1,11).

Mời Bạn: Việc Đức Giê-su chịu phép rửa tại sông Gio-đan nhắc chúng ta nhớ tới thân phận tội lỗi của mình. Chúng ta mang trong mình tội truyền từ nguyên tổ A-đam và cả tội riêng mình. Tất cả những tội lỗi ấy đều phát xuất từ tính kiêu ngạo. Đức Giê-su, vốn không có tội, đã tự hạ bằng một cuộc “đi xuống”. Loài người chúng ta hay kiêu ngạo tự xếp mình vào một chỗ cao hơn mình đáng. Bởi đó, chúng ta cần làm một cuộc “đi xuống” đứng vào vị trí tội nhân của mình và xin được tái thanh tẩy bằng bí tích Hòa Giải. Được như vậy, chúng ta cũng sẽ được Chúa Cha nói với chúng ta: “Con là con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về con.”

Sống Lời Chúa: Thường xuyên xét mình để ý thức hơn về thân phận tội lỗi của mình và luôn sống khiêm nhường.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa vốn không có tội mà tự nguyện hạ mình xuống, đứng vào hàng tội nhân. Còn chúng con vốn là những tội nhân và kiêu ngạo tự nâng mình lên. Xin cho chúng con thấy rõ mình mà tự khiêm tự hạ.

________________________________________

(nguồn: 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày)

12/01. Vai chính, vai phụ – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày.

Thứ Bảy Sau Lễ Hiển Linh – Ga 3,22-30

Gio-an trả lời: “Người phải lớn lên, còn thầy phải lu mờ đi.” (Ga 3,30)

.
Suy niệm
: Ai cũng thích mình là người quan trọng, người đóng vai chính. Vì thế, người ta luôn cố gắng “đánh bóng” hình ảnh mình để người khác chú ý. Chính do tham vọng vai chính này, bao nhiêu cái xấu đã xuất hiện: ganh ghét, tranh đua, chụp mũ, tiêu diệt… Hiểu được vậy, chúng ta mới nhận thức được tư cách tuyệt vời của vị Tiền Hô của Đức Giê-su. Ý thức vai phụ của mình, Gio-an đã trả lời cho các môn đệ, vốn nặng óc bè phái, khi họ phàn nàn với ông về việc thiên hạ đi theo Đức Giê-su: “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi.” Dù được thiên hạ kính trọng, Gio-an vui vẻ đóng trọn vai phụ của mình khi hướng mọi nổi bật cho vai chính; dù đi trước, ông làm mọi cách để người ta chú ý đến Đấng đến sau. Không lạ gì Đấng đến sau ấy đã hết lời khen ngợi ông: “trong số các phàm nhân lọt lòng mẹ, chưa có ai cao trọng bằng Gio-an Tẩy Giả” (Mt 11,11). Tiếp tục đọc