30/09. Hiểu và đón nhận Thập giá – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày

Thứ Bảy Tần XXV Thường niên – Lc 9,43b-45
Thánh Giê-rô-ni-mô, Linh mục, Tiến sĩ HT

Nhưng các môn đệ không hiểu lời đó, vì đối với các ông, lời đó còn bị che khuất. (Lc 9,45)

Suy niệm: “Tôi sẽ không cho phép ai đi qua tâm trí mình với đôi chân dơ bẩn của họ” (M. Gandhi). Tâm trí con người có một khả năng tuyệt vời là chỉ đón nhận, thông hiểu những gì thích hợp với mình, và loại trừ điều họ không thích. Khả năng ấy của tâm trí giải thích lý do tại sao các môn đệ không hiểu điều Thầy mình tiên báo về cuộc Khổ nạn. Tâm trí các ông đầy ắp tham vọng ham muốn quyền lực, mong mình sẽ là người lớn nhất trong nhóm. Còn chỗ đâu để hiểu con đường quên mình, phục vụ của Thầy các ông. Lòng trí các ông chỉ biết một hướng: hướng vinh quang của Thầy trong Vương quốc, thì làm gì còn chỗ để nhận ra “Con Người sẽ  bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Ngài” (c. 44)!
Tiếp tục đọc

29/09. Hồng ân thị kiến mầu nhiệm – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày

Thứ Sáu Tuần XXV Thường niên – Ga 1,47-51
Tổng Lãnh Thiên Thần

“Thật, tôi bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.” (Ga 1,51)

Suy niệm: Thỉnh thoảng, người ta lại đồn ầm lên ở nơi này nơi kia có những hiện tượng lạ xảy ra. Trước những tin đồn như thế, nhiều người ùn ùn kéo đến, hoặc là vì hiếu kỳ, hoặc là để cầu xin ơn này ơn nọ. Thái độ đó xem ra trái ngược với thái độ của Na-tha-na-en trước lời chứng của Phi-líp-phê về “Đấng mà sách Luật Mô-sê và các tiên tri nói tới.” Phải chăng Na-tha-na-en đã quá rành về loại tin đồn này – vốn đã xảy ra không ít lần trong thời của ông và chỉ là chuyện mạo nhận tầm thường và thô thiển? Thế nhưng sự thật không như ông nghĩ. Khi đối diện với Đức Giê-su, ông mới nhận ra Ngài chính là Đấng Siêu Việt “thấu suốt tâm can ông từng gang tấc.” Đáp lại lời ông tuyên xưng “Thầy là Con Thiên Chúa,” Chúa Giê-su hứa cho ông thị kiến mầu nhiệm còn lớn lao hơn: Chiêm ngắm vinh quang của Ngài ở nơi Thiên Chúa, có “các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.”
Tiếp tục đọc

28/09. Lương tâm Hê-rô-đê – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày

Thứ Năm Tuần XXV Thường niên – Lc 9,7-9
Thánh Ven-xét-lao, Tử đạo

Còn vua Hê-rô-đê thì nói: “Ông Gio-an, ta đây đã cho chém đầu rồi! Vậy thì ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế.” Rồi vua tìm cách thấy mặt Chúa Giê-su. (Lc 9,9)

Suy niệm: Hê-rô-đê tìm cách gặp Chúa Giê-su có lẽ do một nỗi sợ hãi: hình ảnh Gio-an Tẩy giả bị ông giết chết vẫn còn ám ảnh tâm trí ông. Người chết thì không làm hại. Nhưng nếu quả thật ông Giê-su hay làm phép lạ này chính là Gio-an tái sinh thì ông không thể ăn ngon ngủ yên được. Nhất định ông phải gặp cho bằng được ông Giê-su đó thôi. Ông muốn gặp được Giê-su chỉ để chứng kiến một vài phép lạ, để kiểm chứng có thật Gio-an tái sinh hay không. Thế rồi một ngày kia ông cũng được thoả lòng mong đợi. Đức Giê-su bị bắt và Phi-la-tô giao nộp Người cho Hê-rô-đê. Hoá ra Giê-su đang đứng trước mặt ông đây, thân tàn ma dại như thế này thì có hòng làm hại nổi ai. Ông đã thấy Chúa và ru ngủ lương tâm của mình, nhưng rồi ông vẫn không hoán cải. Rồi, ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, Hê-rô-đê ông kết thân với Phi-la-tô, giao nộp Chúa cho ông này tuyên án tử hình cho Chúa.
Tiếp tục đọc

27/09. Sứ mệnh hàng đầu – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày

Thứ Tư Tuần XXV Thường niên – Lc 9,1-6
Thánh Vinh-Sơn Phao-lô, Linh mục

“Các ông ra đi, rảo qua các làng mạc loan báo Tin Mừng và chữa bệnh khắp nơi.” (Lc 9,6)

Suy niệm: Loan báo Tin Mừng Nước Trời là sứ mệnh hàng đầu của Chúa Giê-su và của cả Giáo hội. Ngài đã đến trần gian và ở lại 33 năm là để thi hành sứ mệnh này. Kế tiếp Ngài, các người được Ngài mời gọi, đi theo, ở với và rồi được sai đi cũng mang trọng trách ấy cho đến“khi Chúa đến.” Trước tiên, loan báo Tin Mừng hệ tại ở việc “đi”: đi vào giữa lòng đời và đi ra vùng ngoại biên. Loan báo còn là làm chứng, thực hiện những dấu chỉ, trong đó có dấu chỉ chữa trị những vết thương tinh thần và cả thể lý của những kẻ môn đệ Chúa Ki-tô được sai đến. Lời loan báo, giới thiệu Tin Mừng được đón nhận dễ dàng hơn khi có các dấu chỉ yêu thương, hy sinh, quảng đại… kèm theo. Điều này đòi hỏi các môn đệ phải nỗ lực thích nghi, sáng kiến trong sứ vụ. Nói cách khác, để chu toàn sứ mệnh, người môn đệ không thể ở yên một chỗ, nhưng phải di chuyển và đưa ra những kế hoạch cụ thể, thích hợp.
Tiếp tục đọc

26/09. Nghe và thực hành – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày

Thứ Ba Tuần XXV Thường niên – Lc 8,19-21
Thánh Cót-ma và Đa-mi-a-nô, Tử đạo

“Mẹ tôi và anh em tôi chính là những ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành.”(Lc 8,21)

Suy niệm: Đức Ma-ri-a “đang đứng bên ngoài” (c. 20), bị tách biệt khỏi nhóm các môn đệ đang ngồi thật an bình hạnh phúc chung quanh Chúa Giê-su để nghe Ngài giảng dạy. Thế nhưng Mẹ không đứng bên ngoài một mình mà đứng cùng với các anh em của Chúa Giê-su. Mẹ cũng không bất ngờ khi nghe Chúa Giê-su, con của Mẹ, nói những lời như thế. Hơn một lần – trong đền thờ khi Chúa Giê-su lên mười hai tuổi (Lc 2,49); tại tiệc cưới Ca-na (Ga 2,4) – Mẹ đã nghe Chúa nói: phải vượt qua mối quan hệ gia đình theo “huyết nhục” để trở thành “mẹ và anh em của Chúa Giê-su” qua việc “nghe và thực hành Lời của Thiên Chúa”. Và nhất là Mẹ đã không chỉ “lắng nghe và suy niệm trong lòng” cho riêng mình; Mẹ còn dẫn đưa những người thân của mình đến với Chúa Giê-su để cũng trở thành người thân trong gia đình của Thiên Chúa, như Mẹ đã làm tại tiệc cưới Ca-na: “Ngài bảo gì, các anh hãy cứ làm theo” (Ga 2,5).
Tiếp tục đọc

25/09. Đặt đèn sáng ở đâu? – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày

Thứ Hai Tuần XXV Thường niên – Lc 8,16-18

“Chẳng có ai đốt đèn, rồi lấy hũ che đi hoặc đặt dưới gầm giường.” (Lc 8,18)

Suy niệm: Ánh sáng có nhiều tên gọi khác nhau. Ánh sáng mặt trời được gọi là ánh nắng; ánh sáng mặt trăng là ánh trăng; ánh sáng đèn được gọi là ánh đèn… Trong đêm Vọng Phục sinh, khi mọi sự đang chìm trong bóng tối, ngọn nến Phục sinh được thắp lên và được khởi xướng: “Ánh sáng Chúa Ki-tô.” Ánh sáng ấy là chính Chúa Ki-tô, là Lời chân lý. Người Ki-tô hữu đón nhận ánh sáng Phục Sinh trong ngày lãnh Bí tích Thánh Tẩy, được mời gọi giữ cho ánh sáng chân lý ấy toả sáng mãi trong suốt cuộc đời, để những người lân cận cũng nhìn thấy ánh sáng ấy. Nghĩa là, bằng nhiều cách thế, những ai tiếp xúc, “đi vào nhà,” đều nhìn thấy ánh sáng Chúa Ki-tô đang được ta “đặt trên đế” – trong cuộc sống của mình. Khi ấy, bạn được gọi tên “ánh sáng cho trần gian” (Mt 13,14).
Tiếp tục đọc

24/09. Không biết dùng đồng hồ – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày

Chúa Nhật Tuần XXV Thường niên năm A – Mt 20,1-16a

“Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho.” (Mt 20,7)

Suy niệm: Vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày là cái đồng hồ. Ba cây kim, một dài hai ngắn, cho ta biết được thời giờ để có những sinh hoạt thích hợp. Bài dụ ngôn hôm nay phác họa hình ảnh Thiên Chúa nhân lành qua một chi tiết dí dỏm: có vẻ như Ngài không biết dùng đồng hồ như con người! Các giờ được kể ra (giờ một, ba, sáu, chín, mười một) cho thấy một ông chủ tất bật ra vào để chiêu mộ thợ, bất kể sáng hay chiều, sớm hay muộn. Ưu tư chính của ông chủ không phải là giờ giấc, nhưng là sợ các người thợ không có công ăn việc làm. Chuyện ông chủ không biết dùng đồng hồ ấy còn rõ ràng hơn nữa khi tính tiền công cho thợ. Người thợ làm từ sáng sớm cũng như người lao động từ năm giờ chiều, đều lãnh lương như nhau: một quan tiền, lương công nhật người Do Thái thời đó. Trả lương như ông chủ này chắc chắn sẽ thua lỗ te tua!
Tiếp tục đọc

23/09. Tôi là mảnh đất nào? – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày

Thứ Bảy Tuần XXIV Thường niên – Lc 8,4-15
Thánh Pi-ô Pi-ét-ren-xi-na, Linh mục

“Ai có tai nghe thì nghe.” (Lc 8,8)

Suy niệm: Có câu chuyện quen thuộc kể một người nông dân nhặt được một quả trứng đại bàng, anh mang về bỏ vào ấp chung với ổ trứng gà. Chú đại bàng nở ra cùng với bầy gà và đi kiếm ăn như những chú gà. Một hôm có con đại bàng bay qua, tiếng kêu của đồng loại làm chú đại bàng con thức tỉnh, chú miệt mài tập luyện và một ngày kia chú vỗ cánh bay cao vút lên bầu trời như một cánh đại bàng thực thụ. Câu chuyện này còn có một cái kết khác, khi thấy đại bàng bay ngang qua, chú đại bàng con nghĩ: “Họ là đại bàng, còn ta chỉ là gà”, và chú an phận sống trong kiếp gà cho đến cuối đời. Câu chuyện cho thấy, chúng ta hoàn toàn có thể chọn cho mình thái độ sống, đúng như ơn gọi dành cho chúng ta mà Thiên Chúa mong muốn, như câu nói của người xưa “Chúng ta không được chọn nơi mình sinh ra, nhưng chúng ta được chọn cách mình sẽ sống”.
Tiếp tục đọc

22/09. Cùng đi với Chúa – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày

Thứ Sáu Tuần XXIV Thường niên – Lc 8,1-3

Đức Giê-su rảo qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Cùng đi với Người, có Nhóm Mời Hai và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh. (Lc 8,1-2)

Suy niệm: Đồng hành với Đức Giê-su, không chỉ có Nhóm Mười Hai, mà còn có các phụ nữ – là những người đã được Ngài trừ cho khỏi quỷ và chữa lành bệnh. Tác giả Lu-ca còn cho biết thêm, họ “lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giê-su và các môn đệ.” Tuy nhiên, không phải chỉ có vậy, đi theo ông thầy Giê-su, họ còn bị đòi hỏi nhiều hơn nữa: “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy” (Mt 10,37). Như vậy, tất cả mọi người, không phân biệt nam hay nữ, giàu hay nghèo, kể cả hạng người tội lỗi, thu thuế hay chài lưới… đều có cơ hội như nhau trong việc bước theo Đức Giê-su. Chỉ cần họ dám sẵn sàng từ bỏ mọi sự để cùng đi với Ngài.
Tiếp tục đọc

21/09. Kêu gọi người tội lỗi – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày

Thứ Năm Tuần 24 Thường niên – Mt 9,9-13
Thánh Mát-thêu, Tông đồ

“Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.” (Mt 9,13)

Suy niệm: Trước mắt Thiên Chúa không ai dám cho mình là công chính, sạch mọi lỗi lầm. Vì thế, điều ta cần làm mỗi ngày là hoán cải. Ngày xưa Chúa Giê-su đã tạo cơ hội cho Mát-thêu hoán cải, ngày nay Ngài cũng làm điều ấy cho từng người chúng ta, đặc biệt qua Bí tích Hoà Giải. Đấng công chính thánh thiện không ngại đến với tội nhân lỗi lầm cho thấy dung mạo của một Thiên Chúa là Đấng hay thương xót và tha thứ, chậm bất bình và giàu ơn cứu độ (Tv 102). Muốn nhận được ơn tha thứ ấy của Chúa, ta phải có lòng hối cải; nhưng đàng khác, khi biết hối cải, cũng là lúc ta ý thức thân phận tội lỗi, bất xứng của mình. Ai cho rằng mình quá tốt lành, không cần hoán cải là tự lừa dối mình. Đáng buồn nhất là kẻ bất chấp lương tri, muốn làm gì thì làm, không cần biết các tội ấy xúc phạm đến Chúa và làm tổn hại người lân cận.
Tiếp tục đọc

20/09. Đâu chỉ là chuyện trẻ con – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày

Thứ Tư Tuần XXIV Thường niên – Lc 7,31-35
Thánh An-rê Kim và các bạn tử đạo

“Tôi phải ví thế hệ với ai? Họ giống ai? Họ giống lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi nhau mà nói: Tụi tôi thổi sáo cho các anh mà các anh không nhảy múa; tụi tôi hát bài đưa đám mà các anh không khóc than.” (Lc 7,31-32)

Suy niệm: Chỉ là chuyện trò chơi của đám trẻ nơi phố chợ thôi, nhưng nó lại phản ảnh được thói tật đã trở thành thâm căn cố đế nơi tâm thức con người ta. Đó là bệnh “đạo diễn”: muốn biến mọi người khác thành con rối dưới sự điều khiển của mình. Và còn tệ hại hơn, con người còn muốn đạo diễn cả Thiên Chúa nữa. Và khi sự việc không diễn ra như lòng họ mong muốn, những “nhà đạo diễn” mạo nhận ấy qui kết rằng tại người khác, tại Thiên Chúa đã không diễn xuất theo đúng “kịch bản” của họ. Và đó cũng là lý do biện minh tại sao họ chưa ăn năn sám hối.
Tiếp tục đọc

19/09. Thiên Chúa xót thương – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày

Thứ Ba Tuần XXIV Thường niên – Lc 7,11-17
Thánh Gia-nu-a-ri-ô, Giám mục, Tử đạo

Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: “Bà đừng khóc nữa.” Rồi Người lại gần sờ vào  quan tài. (Lc 7,13)

Suy niệm: “Bà goá” là một trong những thành phần được Chúa Giê-su ưu đãi và đặc biệt dành nhiều tình cảm nhất, vì họ thuộc nhóm những người nghèo hèn, cùng khốn của xã hội. Họ là đối tượng được Chúa Giê-su quan tâm. Ở đây, trước nỗi đớn đau khôn cùng của bà goá thành Na-im về cái chết của đứa con trai duy nhất, Chúa Giê-su đã chạnh lòng thương. Ngài không trì hoãn. Ngài đã đến an ủi bà và làm tan đi nỗi đau nơi bà bằng cách cho cậu con trai của bà sống lại. Không chỉ con của bà được sống lại, tâm hồn của bà và của mọi người chứng kiến sự sống lại này cũng được sống lại, niềm tin của họ vào Thiên Chúa được nảy sinh. “Bà đừng khóc nữa”. Phải, rất cần một thái độ cậy trông hơn là thái độ than vãn trong khi chờ lòng thương xót của Chúa.
Tiếp tục đọc

18/09. Chúa cứu độ mọi dân tộc – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày

Thứ Hai Tuần XXIV Thường niên – Lc 7,1-10

“Thưa Ngài, không dám phiền Ngài quá như vậy, vì tôi không đáng rước Ngài vào nhà tôi.” (Lc 7,6)

Suy niệm: Người Do Thái quan niệm chỉ có hai loại người trên trái đất: người Do Thái, ngoài ra tất cả là dân ngoại. Là dân được tuyển chọn, nên người Do Thái tin, khi Đấng Mê-si-a đến, Người sẽ chỉ cứu riêng người Do Thái mà thôi. Ngờ đâu, khi Chúa Giê-su đến, người mà Ngài nhậm lời lại là một viên sĩ quan người Rô-ma, một người ngoại giáo! Chúa Giê-su đến chữa lành người Do Thái lẫn dân ngoại. Đây là cách Chúa Giê-su muốn nói với những người Do Thái: Dù các ngươi bất trung và bướng bỉnh như thế nào, ta cũng đến đây vì các ngươi. Và đây cũng là cách Chúa Giê-su với dân ngoại: Ta đến đây vì các con nữa.
Tiếp tục đọc

17/09. Tha thứ thời kỹ thuật số – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày

Chúa Nhật Tuần XXIV Thường niên năm A – Mt 18,21-35

Bấy giờ, ông Phê-rô đến gần Chúa Giê-su mà hỏi rằng: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con thì con phải tha đến mấy lần? Có phải đến bảy lần không?” (Mt 18,21)

Suy niệm: Con số 7 trong Kinh Thánh vốn mang ý nghĩa tượng trưng diễn tả sự hoàn thành trọn vẹn (như Thiên Chúa sáng tạo trong bảy ngày…). Thế mà, để đánh giá sự tha thứ, Phê-rô đã giới hạn con số bảy hoàn hảo đó vào một dãy số chỉ có bảy đơn vị và coi đó như giá trị tối đa của lòng bao dung. Chúa Giê-su lưu ý rằng chính vì Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta vô điều kiện và vô giới hạn – như trong dụ ngôn Chúa kể – chúng ta cũng không được hạn chế lòng bao dung thương xót vào cách tính toán hẹp hòi theo kiểu con người, mà phải hiểu“tha thứ đến bảy lần” có nghĩa là “bảy mươi lần bảy” nghĩa là cũng vô hạn và vô điều kiện như cung cách của Thiên Chúa.
Tiếp tục đọc

16/09. Thực hành Lời Chúa – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày

Thứ Bảy Tuần XXIII Thường niên – Lc 6,43-49
Thánh Co-nê-li-ô và Thánh Xíp-ri-a-nô, Tử đạo

“Tại sao anh em gọi Thầy: ‘Lạy Chúa! Lạy Chúa!’ mà anh em không làm điều Thầy dạy?” (Lc 6,46)

Suy niệm: Người ta vẫn thường nói “con đường dài nhất là từ tai đến tay” nghĩa là dễ nghe, dễ hiểu nhưng để đem ra thực hành thì khó biết là ngần nào. Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su cũng khiển trách các môn đệ chỉ nghe Lời Chúa và thưa ‘Lạy Chúa! Lạy Chúa!’ nhưng không thi hành lời Người dạy. Biết bao điều Chúa đã dạy, đã nêu gương và nhắc nhở mỗi ngày thế mà uổng phí công lao: “Ta trông mong nó thực hành điều chính trực nhưng đây toàn sự gian ác. Ta trông mong nó thực hành đức công bình nhưng đây toàn là tiếng kêu oan”(Is 5,7). Hãy để Lời Chúa nảy sinh nhiều hoa trái tốt lành thánh thiện nhờ khám phá ra sự hiện diện của Chúa trong mọi người.
Tiếp tục đọc

15/09. “Chúng ta phải chết đứng – 5 Phút Lời Chúa mỗi ngày

Thứ Sáu Tuần XIII Thường niên – Ga 19,25-27
Đức Mẹ Sầu Bi

Đứng gần thập giá Chúa Giê-su có thân mẫu Người. (Ga 19,25)

Suy niệm: Như bao bà mẹ trên khắp thế giới này đau khổ khi con mình hy sinh vì tổ quốc, Đức Ma-ri-a cũng thấu cảm nỗi đau của người mẹ mất người con yêu. Khác một điều là Mẹ không chỉ chịu nỗi đau này khi đứng dưới chân thập giá, mà Mẹ đã sống nỗi đau này ngay khi trẻ Giê-su mới đầy tháng, qua lời tiên tri của Si-mê-on về sứ mạng của trẻ Giê-su và hình ảnh lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn Mẹ. Có lẽ hình tượng lưỡi gươm chưa diễn tả hết được nỗi đau “đứt ruột” của Mẹ khi đứng dưới chân thánh giá chứng kiến cuộc khổ nạn của con mình. Thế nhưng, dưới chân thập giá, Mẹ vẫn đứng. Vâng, Mẹ đứng chứ không quỵ ngã rũ rượi, tư thế đầy khí phách của người Mẹ Đấng Cứu Thế, đồng lao cộng khổ với con để cứu độ nhân loại.
Tiếp tục đọc

13/09. Được Thiên Chúa chúc phúc.

Thứ Tư Tuần XIII Thường niên – Lc 6,20-26
Thánh Gio-an Kim Khẩu, Giám mục, Tiến sĩ HT

“Phúc cho anh em là những người nghèo khó, vì Nước Trời là của anh em.” (Lc 6,20)

Suy niệm: Xóa đói giảm nghèo là mục tiêu chung của cả toàn cầu, đặc biệt với các nước đang phát triển như Việt Nam. Nghèo đói thường đi với cực khổ và cũng thường gắn liền với tự ti mặc cảm. Do đó, đối với nhiều người, coi nghèo khó là hạnh phúc như lời Đức Giê-su thật là điều nghịch lý! Thật ra, Chúa không đề cao tình trạng khố rách áo ôm hay chạy ăn từng bữa, nhưng cổ võ cho lối sống phó thác cậy trông nơi Thiên Chúa, trong tinh thần liên đới với người lân cận. Nghèo khó mà Đức Giê-su muốn dạy chúng ta là tinh thần nghèo khó, lấy Chúa làm nền tảng của mọi giá trị, cùng đích cho cuộc đời mình, chứ không dựa vào của cải. Đức Giê-su đã sống triệt để mối phúc khó nghèo qua cuộc sống hoàn toàn phó thác nơi Cha: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”
Tiếp tục đọc

14/09. Đến để cứu độ.

Thứ Năm Tuần XXIII Thường niên – Ga 3,13-17
Suy tôn Thánh Giá, Lễ kính

“Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.” (Ga 3,17)

Suy niệm: Suốt dòng lịch sử, loài người không ngừng tìm kiếm sự giải thoát cho mình. Ki-tô giáo nói chung – và cách riêng Hội thánh Công giáo – giới thiệu cho họ một con đường, vì Đạo là đường. Hơn nữa, Hội thánh là “duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”. Sứ mệnh của Hội thánh là loan báo ơn cứu độ cho mọi người, ở mọi nơi và mọi thời. Ơn cứu độ đó, chính Thiên Chúa đã thực hiện trong Đức Ki-tô, Con của Ngài, Đấng đã đến trong thế gian, để trở nên Đấng Cứu độ duy nhất, và ngoài Ngài ra, không còn ai khác.
Tiếp tục đọc

12/09. Tìm người kế thừa.

Thứ Ba Tuần XXIII Thường niên – Lc 6,12-19
Thánh Danh Đức Ma-ri-a

Trong những ngày ấy, Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ. (Lc 6,12-13)

Suy niệm: Thánh giáo hoàng Gio-an Phao-lô II gọi ban Lễ Sinh ở các giáo xứ là “vườn ươm ơn gọi”. Quan điểm ấy bộc lộ niềm thao thức của Hội Thánh trong việc tìm người kế thừa mọi hoạt động truyền giáo. Làm như thế là Hội Thánh đang nối gót Thầy mình. Vì muốn sứ mạng của Ngài được nối tiếp cho đến tận thế, Đức Giê-su tuyển chọn những người thừa kế Ngài bằng cách trước hết cầu nguyện với Thiên Chúa Cha suốt đêm. Việc cầu nguyện lâu giờ để thỉnh ý Chúa Cha cho thấy tầm quan trọng vô cùng của vấn đề. Dù vậy, việc cầu nguyện cũng không miễn chuẩn cho Ngài nhiệm vụ đào luyện các tông đồ. Từng ngày, bằng nhiều cách, nhất là bằng gương sống, Đức Giê-su nhào luyện tâm hồn các ông với men Ki-tô, để các ông biết thao thức về số phận của các linh hồn, biết vinh dự thành người cộng tác với Thiên Chúa, thành người kế thừa công việc cứu độ của Ngài. Nhóm người kế thừa đầu tiên ấy là Hội Thánh.
Tiếp tục đọc

11/09. Phục hồi chức năng Kitô hữu.

Thứ Hai Tuần XXIII Thường niên – Lc 6,6-11

Đức Giê-su nói với họ: “Tôi xin hỏi các ông: ngày sa-bát được làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay huỷ diệt?” Người rảo mắt nhìn họ tất cả, rồi bảo người bại tay: “Anh giơ tay ra.” Anh ấy làm như vậy và tay anh liền trở lại bình thường. (Lc 6,9-10)

Suy niệm: Thật cảm phục khi chứng kiến những người anh em khuyết tật đang tập luyện để phục hồi chức năng vận động của mình. Người thì tập luyện với sự trợ giúp của người khác; người thì dùng những dụng cụ thay thế. Họ miệt mài tập luyện, chấp nhận vất vả, miễn sao có thể sử dụng phần còn lại của thân thể của mình vào những việc hữu ích. Bại liệt là mất hẳn khả năng đó. Con số 93% người tại Việt Nam chưa biết Đức Kitô không khỏi đặt vấn đề: hoạt động của trên 67 nghìn người tham gia công tác mục vụ, gồm giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh, giáo lý viên và hơn sáu triệu rưỡi tín hữu công giáo ở đâu? Phải chăng đang có số đông người truyền giáo bị “bại liệt”, nên hoạt động truyền giáo không có khả quan? Hãy nhớ, Đức Giê-su gọi việc phục hồi chức năng hoạt động nơi người bất toại là “điều lành”, là “cứu mạng”. Và khi Ngài chạm đến, điều lành xảy ra, mạng sống con người được cứu.
Tiếp tục đọc