Huế bên lòng xa thì nhớ
Nhưng không được ở để mà thương
Con sông mơ màng ai say hương
Tiếng ve dạo nhạc chiều xao xuyến
Hoa thắm nhà ai mở lối vườn
Lưu luyến chi mà thương nhớ thương
Tag Archives: Chủ đề: Gửi Huế
Nợ Huế một vần thơ – thơ Viên Mãn.
NỢ HUẾ MỘT VẦN THƠ
Nợ Huế một vần thơ
Tôi trở về tìm câu lục bát
Cỏ ven bờ vẫn còn ngơ ngác
Mái nhì đưa man mác giọng hò
Nợ Huế những chiều mơ
Thuở tan trường ngợp tà áo trắng
Cánh phượng hồng nghiêng mình trong nắng
Rồi xa xôi từ độ trăng rằm
Bao lần về thăm
Bao lần ngóng đợi
Bao lần bổi hổi
Bao lần rưng rưng
Nợ Huế một người thương
Chuông Thiên Mụ vấn vương quá đỗi
Lời tỏ tình mình chưa kịp nói
Để bây giờ vòi vọi tháng năm
16/04/2014
Nguyễn Mạnh Viên Mãn
Tiếp tục đọc
Mắt Huế xưa – Quốc Dũng & Đynh Trầm Ca
Dù xa hỏi lòng quên chưa?
Huế sang Đông, Huế buồn trong mưa
Như mắt xưa chiều áo tím
Giân anh nên bước đi ngoài mưa
Hương Giang còn tôi chờ – Châu Kỳ
tiếng hát: Quang Lê
(Nén hương yêu II)
Đây bến Hương Giang sao vắng đò người sang
Mưa gió miên man nghe thấm lạnh chiều hoang
Tôi nhớ tên nàng không đếm được thời gian
Nghe tiếng chuông chùa vang khơi lòng thương chứa chan
Giọng Huế – Võ Tá Hân & Tô Kiều Ngân
Giọng Huế – Võ Tá Hân & Tô Kiều Ngân
Ngắt một chút mây trên lăng Tự Đức
Thả vào mắt em thêm một dáng u hoài
Đôi mắt ấy vốn đã buồn thăm thẳm
Thêm mây vào, e tan nát lòng ai
Ai ra xứ Huế – Điện Hòn Chén
Điện Hòn Chén
Núi Ngọc Trản xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau mới đổi tên là Ngọc Trản (có nghĩa là chén ngọc), dân gian vẫn quen gọi là Hòn Chén vì nó ngay ngắn tròn trĩnh như hình chén úp. Cũng vì vậy, người ta quen gọi ngôi điện thờ Thánh mẫu tọa lạc giữa lưng chừng núi là điện Hòn Chén – thuộc địa bàn làng Hải Cát, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà.
Ai ra xứ Huế – Chùa Diệu Đế
Chùa Diệu Đế
Chùa Diệu Đế tọa lạc bên bờ sông Hộ Thành (dân gian gọi là sông Gia Hội, hoặc sông Đông Ba), số 100B đường Bạch Đằng, gần cầu Gia Hội. Chùa Diệu Đế có một vị trí quan trọng trong lịch sử Phật Giáo ở Huế. Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi nên đã có cảnh quan rất đẹp, với vườn tược rộng rãi, cây cối xanh tươi. Năm 1844 nhà vua đã tôn tạo và sắc phong làm quốc tự. Chùa trở thành một danh lam của đất kinh kỳ.
Ai ra xứ Huế – Chùa Từ Đàm
Chùa Từ Đàm
Chùa Từ Đàm tọa lạc trên một khu đất cao nằm trên đỉnh dốc Bến Ngự, cạnh lăng mộ cụ Phan Bội Châu, số 1 đường Sư Liễu Quán, thuộc phường Trường An. Chùa do tổ Minh Hoằng Tử Dung (thuộc thiền phái Lâm Tế, đời thứ 34, từ Trung Quốc sang) khai sơn trong khoảng từ 1695 đến 1702, và được gọi là gọi là chùa Ấn Tôn. Năm 1703 chúa Nguyễn Phúc Chu ban tấm biển Sắc Tứ Ấn Tôn Tự. Năm Gia Long thứ 12 (1813) chùa được Hoà Thượng Đạo Trung trùng hưng. Năm 1841 vua Thiệu Trị đổi tên thành chùa Từ Đàm (do tục kỵ huý tên vua là Miên Tôn). Tiếp tục đọc
Bài thơ cho Huế – Võ Tá Hân & Minh Đức Hoài Trinh
Bài thơ cho Huế
thơ: Minh Đức Hoài Trinh
nhạc: Võ Tá Hân
Huế ơi răng chừ mình gặp lại nhau?
Tui muốn về ôm chặt Huế trong tay
Muốn hai đứa mình phải gần nhau mãi mãi
Mấy mươi năm tui nhớ Huế từng ngày!
Ai ra xứ Huế – Festival Huế 2012
7/4, 20:00, Ngọ Môn
Lễ khai mạc Festival Huế 2012 và khai mạc Năm Du lịch quốc gia sẽ diễn ra với không gian sắc màu rực rỡ, tôn vinh các giá trị truyền thống và sự giao lưu tỏa sáng của các nền văn hóa khác nhau đến từ 5 châu lục. Chương trình nghệ thuật khắc họa đậm nét một vùng di sản, với thủ pháp kết cấu mới lạ, ngôn ngữ tạo hình độc đáo, âm nhạc đa dạng phong phú, diễn ra hoành tráng, kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn sân khấu, nghệ thuật pháo hoa độc đáo của nghệ sĩ pháo hoa quốc tế Pierre Alain Hubert và nghệ thuật sắp đặt lửa tinh tế của Đoàn Carabosse danh tiếng Cộng hòa Pháp.
Ai ra xứ Huế – Cầu Tràng Tiền
Trải qua nhiều năm, cầu Tràng Tiền đã gắn bó với người dân Huế, như một biểu tượng đẹp trong lòng họ mỗi khi nghĩ về quê hương. Cầu Trường Tiền có dáng dấp mềm mại, uyển chuyển, thông thoáng, nhẹ nhàng rất thích hợp với tâm hồn trầm lắng, cuộc sống ung dung, thanh thản, tế nhị, dịu dàng của người dân xứ Huế. Cầu được bắc qua khúc sông thơ mộng nhất của Cố đô. Đây là một tác phẩm kiến trúc đặc sắc của thành phố văn hóa du lịch.
Ai ra xứ Huế – Phu Văn Lâu
Phu Văn Lâu nằm trên trục chính của Hoàng thành Huế, từ Kỳ đài nhìn ra sông Hương có hai công trình kiến trúc rất duyên dáng tô điểm cho bộ mặt của Kinh thành Huế. Một trong hai công trình ấy là Phu Văn Lâu( phu: trưng bày, văn: văn thư, lâu: lầu) – Cái lầu trưng bày văn thư của triều đình. Phu Văn Lâu được xây dựng vào năm 1819 dưới thời vua Gia Long, dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Năm 1829, vua Minh Mạng dùng nơi đây làm địa điểm tổ chức cuộc đấu giữa voi và hổ, năm 1830 ông lại tổ chức cuộc vui chơi yến tiệc suốt 3 ngày để mừng sinh nhật của mình.
Ai ra xứ Huế – Cầu ngói Thanh Toàn
Cầu ngói Thanh Toàn cách thành phố Huế khoảng 8km về phía Đông Nam thuộc xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cầu ngói Thanh Toàn bắc qua một con hói chảy từ đầu làng đến cuối làng Thanh Toàn (đời Thiệu Trị trùng tên húy nên vua đổi ra Thanh Thủy). Làng Thanh Thủy được thành lập vào cuối thế kỷ XVI, các vị tộc trưởng đầu tiên của làng là những người từ quê hương Thanh Hóa đi theo chân Chúa Nguyễn Hoàng vào khai hoang lập ấp. Một người cháu gái thuộc thế hệ thứ 6 của họ Trần (một trong những dòng họ khai canh khai khẩn làng Thanh Thủy) là bà Trần Thị Đạo đã cúng tiền cho làng xây dựng chiếc cầu này.
Ai ra xứ Huế – Tàng thư lâu
Lầu tàng thơ là một trong những kho lưu trữ tài liệu mang tính quốc gia của triều đình Nguyễn tại Huế.
Theo sách Ðại Nam Thực Lục và Ðại Nam Nhất Thống Chí cho biết, Lầu Tàng Thơ được xây dựng vào mùa hè năm 1825.
Toà nhà được xây dựng bằng gạch, đá, tầng dưới 11 gian, tầng trên 7 gian , 2 chái trên hòn đảo hình chữ nhật giữa hồ Học Hải, cạnh hồ Tịnh Tâm. Ðảo nằm giữa hồ nước chỉ nối với đất liền bằng một chiếc cầu đá. Không gian thoáng đãng và đẹp đẽ.
Tiếp tục đọc
Ai ra xứ Huế – Đàn Nam Giao
Đàn Nam Giao là nơi các vua Nguyễn tế trời, được đặt tại làng An Ninh vào năm 1803, thời vua Gia Long. Năm 1806, đàn được dời về phíaNamcủa Kinh Thành – nay là địa phận phường Trường An, thành phố Huế
Đây là đàn tế trời duy nhất ở ViệtNamcòn khá nguyên vẹn, với rừng thông xanh bao bọc quanh đàn. Trước đây, đích thân vua cùng các quan trong triều phải trồng và chăm sóc những cây thông này. Đối với họ, đây là chốn thiêng liêng bậc nhất cần phải gìn giữ.
Cuối ngõ Hoàng thành – Nguyễn Tư Triệt & Phan Như
Nhà ai xa cuối ngõ hoàng thành
Chưa thu nắng vàng e đã nhạt
Trong vườn sắc lá trở hoàng anh
Nghe như ngàn con chim đứng hót
Gửi Huế thân yêu – Nguyễn Phú Yên & Tạ Nghi Lễ
Lâu rồi xa quê mẹ
Miền Trung nắng cát vàng
Tiếng ru hời xứ Huế
Một thời mãi âm vang
Hoa cải vàng bến sông – thơ 5 chữ (Nguyên Thoại).
*
HOA CẢI VÀNG BẾN SÔNG
Hoa cải vàng bến sông
Cho dài thêm nỗi nhớ
Huế đi vào mênh mông
Như buồn vui mấy thuở
Ra giêng trời se lạnh
Đan vòng sớm tinh mơ
Mắt ai vừa sóng sánh
Chao nghiêng cả đợi chờ
Hoa cải vàng bến sông
Xôn xao cùng nắng mới
Huế một ngày xanh trong
Cho lòng thêm vời vợi
Ai đi rồi ai ở
Đâu bến bồi bến lở
Con nước cứ trôi xuôi
Mặc bên ni bên nớ
Hoa cải vàng bến sông
Mùa sau còn gặp lại
Cố gửi hết nhớ mong
Mà sao lòng đậm mãi
11/03/2012
Nguyên Thoại
Tiếp tục đọc
Trở về Huế – Văn Phụng
Bao năm sống xa quê nhà
Cuộc đời phiêu lưu với nắng mưa
Nhìn về quê xưa thấy bao tình thương chan chứa
Nơi đây chốn xưa bao tình
Thần kinh bến nước non Hương Bình
Kìa ai duyên dáng nghiêng mình đón người xa về
Tình xưa gái Huế (Bài không tên số 13) – Vũ Thành An
Tình xưa gái Huế (Bài không tên số 13) – Vũ Thành An
Một bóng dáng mảnh mai
Một mái tóc mềm mướt dài
Thướt tha buông chảy gió chiều thoảng ngất ngây
Một tiếng nói lặng thinh
Một ánh mắt ẩn dấu tình
Ấp yêu một mình bóng hình ngày xanh