Người nghèo và cảnh bần cùng – Mẹ Têrêsa Trên cả Tình Yêu.

*
Chúa đã không tạo ra sự nghèo khó. Chính chúng ta tạo ra nó.

– MẸ TERESA
*
Nghèo khó không chỉ là đói ăn, mà còn hơn thế nữa, đó còn là sự khao khát mãnh liệt về phẩm giá con người. Chúng ta cần yêu thương và trở thành người sống vì kẻ khác. Không chỉ chúng ta từ chối người nghèo một chút đồ ăn, mà với suy nghĩ rằng họ không xứng đáng, và với hành động bỏ mặc họ ngoài đường, chúng ta đã từ chối phẩm giá con người của họ – phần phẩm giá mà đáng ra phải được đối xử bình đẳng như với một đứa con của Chúa.

Thế giới ngày nay thật đói khát, không chỉ là đói khát đồ ăn thức uống mà còn đói khát tình yêu, khao khát được cần đến và được thương yêu. Không một đất nước nào mà lại không có người nghèo khó. Ở một số châu lục, sự nghèo khó nghiêng về tinh thần hơn là vật chất. Đó là cảm giác cô đơn, thất vọng, buồn phiền, mất niềm tin vào cuộc sống. Tôi từng thấy ở ngay trung tâm hoa lệ của châu Âu và Mỹ, có những con người đói rách phải ngủ vất vưởng trên tờ báo rách, trên mớ rác rưởi ngoài đường. Dễ dàng bắt gặp những hình ảnh đó ở London, Madrid, Rome… Tiếp tục đọc

Advertisement

Chúa Jesus – Mẹ Têrêsa Trên cả Tình Yêu.

Chúa Jesus là chân lý phải được chia sẻ.
– MẸ TERESA

Thầy bảo thật các con, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa. Nếu các con nhân danh Thầy mà xin cùng Cha, thì Cha sẽ chấp nhận lời cầu xin đó.
– CHÚA JESUS NÓI VỚI MÔN ĐỆ (JOHN 14;12-14)
*

Có câu chuyện về một con chim nhỏ đã nhìn thấy Chúa Jesus trên cây Thánh giá, nhìn thấy vương miện bằng vòng gai trên đầu Ngài4. Con chim đã bay quanh cho đến khi nó tìm được cách tháo bỏ chiếc gai. Nhưng khi tháo bỏ chiếc gai, chính nó đã bị mắc kẹt trong vòng gai ấy. Tiếp tục đọc

Công việc và phụng sự – Mẹ Têrêsa Trên cả Tình Yêu.

Tôi tin rằng nếu Chúa tìm thấy một người nào yếu ớt hơn, vô vọng hơn tôi, Ngài thậm chí sẽ làm những điều cao cả hơn cho người ấy, vì công việc này là của Ngài.
– MẸ TERESA

Ơn của Thầy đã đủ cho các con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.
– CHÚA JESUS NÓI VỚI PAUL (THƯ THỨ II GỬI CÁC TÍN HỮU CORINTHIA)

Có thể tôi không giữ được trọn vẹn mối quan tâm của tôi dành cho Chúa khi tôi đang làm việc, song Chúa chẳng đòi hỏi tôi phải làm như vậy. Tuy nhiên, tôi có thể hoàn toàn khao khát và dự định rằng công việc của tôi sẽ được làm cùng Chúa và làm cho Chúa. Đó là một điều cao đẹp và là những gì Chúa muốn. Ngài muốn ước nguyện và khát vọng của chúng ta hướng về Ngài, về gia đình ta, con cái chúng ta, về anh em đạo hữu và những người nghèo.

Mỗi người trong chúng ta chỉ đơn thuần là một công cụ nhỏ bé. Khi bạn nhìn vào những vật liệu bên trong của các loại đồ điện, bạn sẽ thấy những dây điện lớn và nhỏ, cũ và mới, đắt và rẻ bên nhau. Không có một ánh sáng nào cho đến khi dòng điện chạy qua. Những dây điện đó là bạn và tôi. Dòng điện là Thiên Chúa.

Chúng ta có khả năng cho phép dòng điện đó chạy qua chúng ta và sử dụng bản thân chúng ta để tạo ra ánh sáng cho thế gian. Nhưng chúng ta cũng có thể từ chối nó, và như thế chúng ta đã để cho bóng tối lan rộng.
Có thể trong một căn nhà cách không xa nhà của bạn, có một người mù sẽ cảm động nếu bạn ghé thăm và đọc báo cho người đó nghe. Có thể có một gia đình nào đó cần đến một điều mà đối với bạn chẳng quan trọng gì, một điều thật đơn giản thôi, như có ai đó trông nom giúp đứa con nhỏ của họ chỉ trong nửa giờ đồng hồ. Có nhiều điều nhỏ như thế, nhỏ đến nỗi nhiều người hầu như quên mất chúng.

Nếu bạn đang làm việc trong bếp, đừng nghĩ rằng việc đó không đòi hỏi trí tuệ. Đừng nghĩ rằng những hành động bình thường như ngồi xuống, đứng lên, đến và đi, tất cả những thứ bạn làm là không quan trọng với Chúa.

Chúa không bao giờ hỏi bạn đã đọc bao nhiêu sách, hay bạn đã làm được bao nhiêu kỳ tích. Ngài sẽ hỏi liệu bạn có cố hết sức mình không vì tình yêu của Ngài. Liệu bạn có thể nói với tất cả sự chân thành: “Con đã nỗ lực hết sức mình?” Cho dù nỗ lực ấy có thất bại đi nữa, đó cũng là điều tốt nhất của chúng ta, là cố gắng hết mình của chúng ta.

Bạn ạ, điều quan trọng không phải là công việc của bạn to lớn hay nhỏ bé như thế nào, mà bạn đã bỏ vào đó bao nhiêu tâm trí, bao nhiêu nỗ lực. Công việc của bạn sẽ chứng minh tình yêu của bạn.

Bạn có thể kiệt sức vì công việc, thậm chí bạn có thể tự giết chính mình, nhưng trừ phi công việc của bạn gắn với tình yêu, tất cả điều đó là hoàn toàn vô dụng. Làm việc không có tình yêu, không có mục đích chỉ là sự hành xác.
Cảm xúc chân thành được đặt trong từng hành động của chúng tôi: cách tôi đối xử với người phong cùi, người hấp hối, người vô gia cư. Làm việc với một người trên đường đôi khi còn khó hơn với người trong nhà dành cho người hấp hối của chúng tôi bởi vì ở đó họ thật thanh bình và đang chờ đợi. Họ đã sẵn sàng trở về với Chúa.

Bạn có thể chạm vào người bệnh, chăm sóc người phong cùi và tin rằng mình đang giúp đỡ cho chính Thiên Chúa. Nhưng sẽ khó hơn nhiều để nghĩ rằng đó là Chúa Jesus hiện diện trong hình hài đau khổ khi nhìn một người say rượu gào thét giữa đường. Bàn tay chúng ta phải thanh sạch và đầy tình nhân ái đến nhường nào mới có thể mang tình thương đó đến cho họ!

Chúng ta cần có một trái tim thanh khiết để nhìn thấy Chúa Jesus trong những người như thế – những người nghèo khó về mặt tinh thần. Hình ảnh Chúa càng bị méo mó trong con người đó – bởi những tiếng mắng chửi, những hành động khó chấp nhận,… thì niềm tin và sự hiến dâng của chúng ta để tìm gương mặt của Chúa Jesus lại càng cao cả. Hãy lấy làm vinh dự được phục vụ Chúa trong hình hài của một người nghèo khổ nhất về mặt tinh thần. Hãy làm điều đó với lòng biết ơn sâu sắc và một tinh thần biết chia sẻ.

Công việc càng khó khăn bao nhiêu, thì tác động của tình yêu và sự sẵn sàng phục vụ càng lớn bấy nhiêu. Nếu lần đầu tiên tôi không kinh sợ khi bắt gặp người phụ nữ bị chuột rúc rỉa – ở mặt, ở chân và những nơi khác nữa – thì có thể tôi đã không ở một Hội Truyền giáo Bác ái. Cảm giác chán ghét, sợ hãi, muốn thoái thác trước việc khó là lẽ tự nhiên của con người. Nếu chúng ta ban tặng sự phục vụ toàn tâm của mình bất kể những cảm giác như vậy, chúng ta sẽ trở nên Thánh thiện. Thánh Francis Assisi đã từng cự tuyệt những kẻ phong cùi nhưng rồi ông đã vượt qua được điều đó3.

Bất cứ điều gì bạn làm, ngay cả một việc cỏn con như giúp một ai đó băng qua đường, tức là bạn đã làm cho Chúa Jesus. Thậm chí khi cho ai đó một ly nước, bạn cũng làm điều đó cho Ngài. Bài học đó thật nhỏ bé và giản dị, nhưng lại cực kỳ quan trọng.

Chúng ta đừng ngại bộc lộ tình yêu của Chúa và yêu thương như Ngài đã yêu thương. Trong công việc chúng ta phải làm điều đó, cho dù nó nhỏ bé và khiêm nhường đến mức nào, hãy biến nó thành tình yêu của Chúa trong hành động.

Chúng ta phải học điều gì? Trở nên hiền lành và khiêm nhường. Nếu chúng ta hiền lành và khiêm nhường, chúng ta sẽ biết cầu nguyện. Nếu chúng ta biết cầu nguyện, chúng ta sẽ thuộc về Chúa Jesus. Nếu chúng ta thuộc về Chúa Jesus, chúng ta sẽ biết tin tưởng, và nếu chúng ta tin tưởng, chúng ta sẽ biết yêu thương. Tình yêu thương sẽ dạy chúng ta biết cách phục vụ.

Hãy dành thời gian của bạn để cầu nguyện. Nếu cầu nguyện, bạn sẽ có niềm tin, và nếu có niềm tin bạn đương nhiên sẽ muốn phục vụ. Một người cầu nguyện sẽ có niềm tin, và khi bạn có niềm tin bạn muốn đặt nó trong hành động. Niềm tin trong hành động là sự phục vụ.

Quả ngọt của tình yêu là sự phục vụ. Tình yêu dẫn dắt chúng ta nói: “Tôi muốn phục vụ”. Và quả ngọt của phục vụ là hòa bình. Tất cả chúng ta nên làm việc cho hòa bình.

Có người hỏi rằng tôi có lời khuyên nào cho các chính trị gia. Thật tình, tôi không thích bàn luận đến chính trị, nhưng câu trả lời của tôi vẫn bật ra: “Họ nên dành nhiều thời gian hơn để cầu nguyện. Tôi nghĩ rằng điều đó sẽ giúp họ trở thành một chính khách giỏi hơn, tốt hơn”.

Hãy phấn đấu để trở thành hình ảnh của Thiên Chúa giữa cộng đồng bạn ở. Có thể bạn không nhận ra đâu, nhưng niềm vui vẫn nở rộ trong lòng những người bần hàn, đau khổ nhất chỉ đơn giản khi họ thấy mình được quan tâm. Thậm chí sự quan tâm ấy còn đẩy lùi được bệnh tật và cả sự tuyệt vọng chết người.

Chúng ta không bao giờ được quên rằng khi phục vụ người nghèo, chúng ta đang làm đẹp hơn hình ảnh của Thiên Chúa giữa thế gian. Quả thực, khi chúng ta ban tặng chính bản thân mình, tấm lòng mình cho những người nghèo khổ, thì chúng ta đang phục vụ Chúa Jesus hiện thân trong những gương mặt đau khổ ấy. Vì Chúa đã nói: “Con làm điều đó cho ta”.

***
LỜI CẦU NGUYỆN HÀNG NGÀY CỦA NHỮNG NGƯỜI CÙNG LÀM VIỆC VỚI MẸ TERESA:

Lạy Chúa, xin hãy giúp chúng con có thể phục vụ mọi người ở khắp thế gian này – những người đang sống lay lắt trong cảnh khốn cùng và đói khát.

Qua đôi tay của chúng con, xin hãy cho họ đồ ăn thức uống, và qua Tình yêu đầy thông cảm của chúng con, xin hãy cho họ Hòa bình và Niềm vui.

Lạy Chúa, xin hãy giúp con trở thành cầu nối Hòa bình của Ngài, để nơi nào có thù hằn, con có thể mang Tình yêu tới; nơi nào có lầm lạc, con có thể mang đến Tinh thần Khoan dung; nơi nào có xích mích, con có thể mang đến sự Hòa đồng; nơi nào có sai trái, con có thể mang đến Lẽ phải; nơi nào có nghi ngờ, con có thể mang đến Niềm tin; nơi nào có tuyệt vọng, con có thể mang đến niềm Hy vọng; nơi nào tối tăm, con có thể mang đến Ánh sáng; và nơi nào có buồn khổ, con có thể mang đến Niềm vui.

Lạy Chúa, xin hãy giúp con an ủi người khác hơn là được an ủi, thông cảm hơn là được thông cảm, yêu thương người hơn là được yêu thương, vì chính bằng cách quên bản thân mình mà con người tìm thấy mình, bằng cách tha thứ mà con người được tha thứ, bằng cách chết đi mà con người thức dậy trong cuộc sống vĩnh hằng.

– PHỎNG THEO LỜI CẦU NGUYỆN CỦA THÁNH FRANCIS

***

Ta đừng bỏ qua một cơ hội nào mà không thực hiện một chút hy sinh nhỏ bé, đây là một nét mặt tươi cười, kia là một lời tử tế. Hãy luôn làm tốt công việc nhỏ nhặt nhất và hãy làm tất cả vì tình yêu.

– THÁNH THERESE LISIEUX

**
Ta bảo thật các con, mỗi lần các con làm như thế cho một trong những người anh em nhỏ bé nhất của ta đây, là các con đã làm cho chính ta vậy.

– CHÚA JESUS, BÀI GIẢNG VỀ THỜI CÁNH CHUNG (MATTHEW 25;40)

***

 

 

 

 

Thánh thiện – Mẹ Têrêsa Trên cả Tình Yêu.

Thánh thiện

Sứ mệnh của chúng tôi là làm lan tỏa tình yêu của Chúa – không phải là một vị Chúa đã chết trên cây thập giá, mà là một Đấng tối cao đang sống – vị Chúa của tình yêu.
– MẸ TERESA

Hãy dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.
– CHÚA JESUS HIỆN RA NÓI VỚI MÔN ĐỆ (MATTHEW 28;20)

Chúng ta không nên quan tâm đến công cụ Chúa đã dùng để nói với chúng ta, mà hãy quan tâm đến những điều Ngài đang nói. Tôi chỉ là một cây bút chì nhỏ trong bàn tay Thiên Chúa. Ngày mai, nếu Ngài tìm thấy một người nào đó yếu ớt hơn, vô vọng hơn tôi, tôi nghĩ Ngài sẽ làm những điều cao cả hơn cho người đó so với những gì Ngài đã làm với tôi. Tiếp tục đọc

Trao tặng – Mẹ Têrêsa Trên cả Tình Yêu.

Trao tặng

Hãy chìa tay ra để phục vụ và dâng trái tim để yêu thương.
– MẸ TERESA

Thầy bảo thật với các con, bà góa nghèo khổ này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. Quả vậy, mọi người đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó, còn bà này thì rút t ừ cái túng thiếu của mình. Đó là tất cả tài sản, tất cả những gì bà có…
– CHÚA JESUS NÓI VỚI MỘN ĐỆ (MARK 12; 43-44)

Tôi sẽ kể bạn nghe một câu chuyện. Vào một đêm nọ, có một người đàn ông đến nhà chúng tôi và nói: “Có một gia đình với tám đứa con. Họ đã chẳng có gì ăn suốt mấy ngày nay”.

Tôi đem theo một ít thức ăn và ra đi. Khi tôi đến gia đình đó, tôi thấy khuôn mặt của những đứa bé méo xệch đi vì đói. Không có một nỗi buồn đau nào trên những gương mặt ấy, chỉ có vết hằn sâu của sự đói khát. Tôi đưa gạo cho người mẹ. Bà chia túi gạo ra làm hai rồi đi ra ngoài, mang theo một nửa. Khi bà trở lại, tôi hỏi: “Chị đi đâu vậy?”. Bà bình thản trả lời: “Sang những người hàng xóm của tôi, họ cũng đang đói!”. Tôi không ngạc nhiên vì bà đã san sẻ số gạo ấy, vì quả thực những người nghèo rất hào phóng. Tôi chỉ ngạc nhiên là bà ấy biết họ đang đói. Vì một lẽ tự nhiên, khi chúng ta phải chịu đựng một nỗi thống khổ nào đó, chúng ta có xu hướng quá tập trung vào bản thân mình đến nỗi chẳng có thời gian cho người khác.

Ở đây, tại Calcutta, chúng tôi có nhiều người theo đạo lẫn không theo đạo Thiên Chúa làm việc cùng nhau trong căn nhà dành cho những người hấp hối và cả những nơi khác nữa. Một hôm, một người đàn ông Australia xuất hiện và đem lại một phần quyên góp đáng kể. Khi trao cho chúng tôi số tiền đó, ông nói: “Đây là thứ bên ngoài. Bây giờ tôi muốn cho thứ gì đó của bản thân tôi”. Hiện giờ, ông thường xuyên đến căn nhà dành cho người hấp hối này để cạo râu cho những người đàn ông bệnh tật và chuyện trò cùng họ. Ông không chỉ cho họ tiền mà còn cho thời gian và sự quan tâm chân thành. Ông ấy muốn cho đi chính bản thân mình.

Tôi thường hỏi xin những món quà chẳng thể dùng tiền mua nổi. Đó là những thứ rất quý giá, nhưng mọi người ai cũng có thể có. Thứ tôi muốn là sự có mặt của người quyên góp, để người ấy tiếp xúc với những người mà ông đã cho, để ông mỉm cười và quan tâm đến họ.

Nếu người nghèo của chúng ta chết đói, đó không phải là vì Chúa đã không chăm sóc họ, mà bởi bạn và tôi đã không đủ hào phóng. Thiên Chúa đã tạo ra chúng ta như những công cụ yêu thương trong bàn tay Ngài. Chúng ta không nh ận ra Chúa Jesus khi Ngài xuất hiện trước chúng ta trong hình hài một người đàn ông đói khổ, một phụ nữ cô đơn, một đứa bé đang tìm nơi sưởi ấm.

Đôi khi người giàu rất sẵn lòng chia sẻ theo cách riêng của họ, nhưng đáng tiếc là họ không bao giờ cho đến mức độ họ có cảm giác rằng mình túng thiếu. Thế hệ ngày nay, đặc biệt là trẻ em, hiểu điều đó tốt hơn. Có những em bé Anh chịu hy sinh để có thể đem một chiếc bánh đến cho những đứa trẻ của chúng tôi. Có những em bé Đan Mạch chịu hy sinh để đem cho người khác một ly sữa mỗi ngày. Và các em bé Đức cũng làm như vậy để đem cho người nghèo phần thức ăn lót dạ. Đó là những cách cụ thể để dạy tình yêu thương. Khi những đứa trẻ này lớn lên, chúng sẽ biết sự ban tặng có ý nghĩa như thế nào.

Cách đây một thời gian, tôi đã có một chuyến đi đến Ethiopia. Các chị em chúng tôi đã làm việc ở đó suốt mùa hạn kinh khủng năm ấy. Khi sắp rời đi, tôi nhận thấy có rất nhiều trẻ em vây quanh mình. Mỗi em đều cầm trên tay một thứ gì đó. “Hãy đem thứ này về cho các em! Hãy đem thứ này về cho các em!”, chúng nói như vậy. Chúng có nhiều món quà muốn gửi đến người nghèo của chúng tôi. Rồi một đứa bé, vốn dĩ lần đầu tiên trong đời có được một thỏi sô-cô-la, đã đến bên tôi và nói: “Con không muốn ăn nó. Mẹ hãy đem nó về cho các bạn”. Đứa bé ấy đã cho thật nhiều, vì miếng kẹo ấy là tất cả những gì quý giá mà em có.

Còn bạn, bạn đã bao giờ được nếm trải niềm vui của sự trao tặng? Tôi không muốn bạn cho tôi từ sự giàu có của bạn. Tôi không đề cao những khoản tiền được gửi tới trong những bao thư lạnh lẽo với dòng tên người quyên góp được nhũ vàng. Tôi không muốn điều đó. Tôi muốn bạn cho đi bản thân mình. Tình yêu mà bạn đặt vào sự ban tặng là điều quan trọng nhất.

Tôi không muốn con người quyên góp chỉ vì xem đó là bổn phận, để thoát khỏi một điều gì đó hay đơn giản là có dư tiền lẻ bên người. Ban tặng là một điều hoàn toàn khác. Đó là sự chia sẻ.

Tôi không muốn bạn cho tôi thứ mà bạn đã bỏ đi, mà là cho đi thứ bạn muốn, thứ bạn cần!

Một bữa nọ, tôi nhận được mười lăm đô-la từ tay một người đàn ông đã bị bại liệt trong hai mươi năm. Căn bệnh quái ác đã khiến ông chỉ còn dùng được tay phải của mình. Bầu bạn duy nhất của ông là thuốc lá. Ông nói với tôi: “Tôi đã ngưng hút thuốc lá được một tuần nay. Tôi gửi cho Mẹ số tiền mà tôi tiết kiệm được nhờ không mua thuốc”. Đó hẳn phải là một sự hy sinh vô bờ bến của ông ta. Tôi mua bánh mì bằng tiền của ông, và tôi đem nó cho những người đang đói. Thế là cả người cho và người nhận đều có được niềm vui.

Đây là điều mà tất cả chúng ta cần học hỏi. Cơ hội chia sẻ tình yêu thương của chúng ta với người khác chính là một món quà của Chúa. Hãy yêu thương người khác như Ngài đã yêu thương chúng ta – bằng một tình yêu trọn vẹn.

Có rất nhiều phương thuốc để điều trị bệnh tật. Nhưng tôi không nghĩ lại có một phương thuốc nào đó có thể trị được căn bệnh khủng khiếp: cảm giác không được quan tâm, không được đoái hoài, trừ phi có những bàn tay tử tế chìa ra phục vụ và những trái tim cao thượng dâng hiến trong tình yêu thương.

Không ai trong chúng ta có quyền kết tội người khác, ngay cả khi chúng ta thấy họ làm việc xấu. Chúa Jesus không cần chúng ta phán xét mọi người xung quanh mình, mà Ngài yêu cầu chúng ta giúp đỡ họ. Chúng ta cần nhận ra rằng họ là anh chị em của chúng ta. Người cùi ấy, người say ấy và người bệnh tật ấy, tất cả đều là anh em của chúng ta. Đừng bao giờ quên điều đó. Chính Chúa Jesus đã dạy ta: “Bất cứ điều gì các con đã làm cho những anh em bé nhỏ nhất của ta đây, là các con đã làm cho chính ta vậy”.

Hãy tử tế, thật tử tế với người nghèo khổ. Chúng ta ít nhận ra những gì họ đã trải qua – những điều mà rất có thể chúng ta cũng đã gặp phải nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Có một điều luôn giúp chúng ta tìm được thiên đường: các hoạt động từ thiện và lòng Bác ái. Chúng ta sẽ không bao giờ biết được một nụ cười giản dị có thể đem lại giá trị tốt như thế nào. Chúng ta bảo mọi người hãy tử tế, vị tha, và hiểu Chúa, nhưng liệu chúng ta có phải là bằng chứng sống cho tất cả những điều cao đẹp mà mình rao giảng ấy? Liệu họ có thể thực sự thấy được sự tử tế, lòng vị tha và sự cảm thông ấy hiện diện trong chính bản thân chúng ta?

Hãy thật chân thành khi tiếp xúc với nhau và có lòng can đảm để chấp nhận lẫn nhau. Đừng ngạc nhiên, bận tâm lo lắng hay lánh xa nhau chỉ vì một vài tính xấu nào đó, mà tốt hơn là hãy tìm điều tốt trong nhau. Hãy luôn ghi nhớ cộng đồng của chúng ta không bao gồm những người đã nên Thánh, mà gồm những người đang cố trở thành Thánh nhân. Vì vậy, chúng ta hãy thật kiên nhẫn với lỗi lầm và thất bại của nhau.

Hãy để miệng bạn luôn thốt ra những điều tốt đẹp về người khác, vì từ sự viên mãn của trái tim, miệng chúng ta lên tiếng. Chúng ta phải có gì đó trước khi có thể cho đi. Những người có sứ mệnh ban tặng cho người khác trước hết phải hiểu về Thiên Chúa.

Cách đây không lâu, một phụ nữ trẻ rất giàu có theo đạo Hindu đến gặp tôi. Cô ngồi xuống và bảo: “Tôi muốn được chia sẻ công việc với Mẹ”. Ở Ấn Độ, ngày càng nhiều người như cô muốn giúp đỡ. Tôi đáp lại: “Tốt quá”. Trong câu chuyện, người phụ nữ xinh đẹp, yếu đuối ấy thú nhận với tôi: “Tôi thích những bộ sari trang nhã lắm!”. Thực sự, cô đang mặc một chiếc sari rất đắt tiền, đáng giá khoảng tám trăm rupi – gấp một trăm lần chiếc áo chỉ tám rupi của tôi.

Một ý nghĩ chợt đến với tôi, và tôi nói với cô ấy: “Tôi sẽ bắt đầu bằng chiếc sari này. Lần tới khi cô đi mua sari, thay vì mua một chiếc có giá tám trăm rupi, hãy mua một chiếc năm trăm thôi. Rồi với ba trăm rupi tiền thừa ấy, cô hãy mua sari cho người nghèo”. Người phụ nữ tốt bụng đó giờ đây mặc chiếc sari giá 100 rupi, đó là vì tôi đã b ảo cô đừng mua những chiếc rẻ hơn. Cô đã thú nhận với tôi rằng lời khuyên của tôi đã làm thay đổi cuộc sống của cô. Bây giờ cô đã biết nên chia sẻ như thế nào. Và cô rất hào hứng khi quả quyết với tôi rằng cô đã nhận được nhiều hơn những gì mình đã cho.

Tôi nghĩ rằng người nào sống lệ thuộc vào đồng tiền, sống cùng nỗi lo lắng về của cải, thì người đó mới thực sự nghèo khó. Ngược lại, những người biết trao ban tiền bạc, của cải để giúp đỡ người khác, người đó mới thật giàu có làm sao!

Lòng tốt làm biến đổi con người nhiều hơn là những nghiên cứu khoa học và tài hùng biện. Sự Thánh thiện phát triển rất nhanh ở những nơi có lòng tốt. Mỗi người chúng ta – dẫu có là người lạnh lùng nhất, mạnh mẽ nhất, cũng vẫn có nhu cầu đối với một tình yêu ngọt ngào và sự quan tâm sâu sắc. Đừng quên chúng ta cần nhau để sống trên đời này. Và một khi đã nhìn thấy hình ảnh của những người anh em trong nhau, bạn có nghĩ rằng chúng ta vẫn còn cần đến xe tăng và tướng lĩnh?

Ta hãy hết lòng yêu mến Chúa – người đã hy sinh thân mình trọn vẹn vì yêu mến ta.
– THÁNH CLARE ASSISI

Các con hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại…
– CHÚA JESUS NÓI VỚI MÔN ĐỆ (LUKE 6;38)

Tình yêu thương – Mẹ Têrêsa Trên cả Tình Yêu.

Tình yêu thương

Mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy bởi điểm này: các con có lòng yêu thương nhau.
– CHÚA JESUS NÓI VỚI MÔN ĐỆ (JOHN 13;35)

Hãy yêu thương nhau như Chúa yêu thương mỗi người chúng ta, bằng một tình yêu mãnh liệt và sâu sắc.
Hãy tử tế với nhau. Thà phạm lỗi với sự hiền hòa còn hơn làm nên điều kỳ diệu bằng lòng nhẫn tâm.
– MẸ TERESA

Chúa Jesus đến thế gian này vì một mục đích: mang cho ta tin mừng rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Thiên Chúa là tình yêu. Ngài yêu b ạn và Ngài yêu tôi. Nhưng Ngài đã thể hiện tình yêu ấy bằng cách nào? Bằng cách ban tặng chúng ta chính cuộc sống của Ngài. Tiếp tục đọc

Mẹ Têrêsa – Con người của Tình Yêu.

Mẹ Teresa là một biểu tượng của tình yêu thương được cả thế giới xúc động và ngưỡng mộ, không vì Mẹ là một tài năng xuất chúng, mà đơn giản vì Mẹ là người giàu lòng trắc ẩn và một trái tim rộng mở yêu thương vô bờ bến. Mẹ có khả năng cảm nhận nỗi đau của nhân loại, từ người già đến trẻ nhỏ, từ nỗi đau thể xác đến nỗi đau tinh thần. Mẹ hiểu ý nghĩa của sự đồng cảm cũng như sức mạnh vô biên của tình thương yêu và lòng nhân ái. Tiếp tục đọc

53. Tiệc sinh nhật – Ngô Phúc Hậu.

Viết Cho Em – Ngô Phúc Hậu
EM.
Tôi đến thăm Em chẳng thấy Em đâu. Mẹ Em ngồi khóc hức hức. Cha Em ngồi hút thuốc, mặt lầm lì, nhả khói bâng quơ. Thấy tôi tới, cha Em vứt mẫu thuốc xuống mương; mẹ Em hỉ mũi, lấy tay vắt, bôi vào chân cột, rồi ào tới đón.
– Có chuyện gì mà vợ chồng buồn hiu vậy?
– Con Thuý nó trốn đi hồi hôm.
– Nó đi đâu?
– Con không biết. Hu…Hu…
– Con biết. Lát nữa con sẽ đi kiếm. Ba Em trả lời bình tĩnh như thế. Tiếp tục đọc

Thông điệp.

Món quà ngọt ngào – Mai Hương & Vĩnh Thắng
Trên đường đến phòng làm việc của sếp, trong tay là lá đơn xin thôi việc mà tôi vừa đánh xong tối hôm trước, tôi tự hỏi bản thân: “Mình đã hoàn toàn mất trí rồi sao?”.

Không, hoàn toàn không? Một phần con người trong tôi lên tiếng. Hãy nhớ lại xem điều gì đã xảy ra cách đây vài tháng.

Đúng vậy, tôi vẫn còn nhớ như in tất cả mọi chuyện.
Tiếp tục đọc

52. Hành trang vào đời – Ngô Phúc Hậu.

Viết Cho Em – Ngô Phúc Hậu

EM.
Em mời tôi ăn cơm tối. Bữa cơm thịnh soạn có nhiều bạn bè tham dự. Tôi được ngồi kế bên Em. Cơm đang ngon, chuyện đang vui, thì một bé gái ở trần, chui vào giữa Em và tôi, thò tay vào dĩa bốc thức ăn, nhai nhồm nhoàm. Mọi người sửng sốt. Tôi mắc cỡ giùm Em. Nhưng Em không mắc cỡ, cười nói vui vẻ: “Đây là cục cưng của gia đình. Cháu bị mát bẩm sinh”. Tôi bị hẫng. Thay vì mắc cỡ giùm Em, tôi lại xấu hổ cho chính mình.
Em thao thao kể chuyện về gia đình mình. Khách tiệc nhai uể oải, vừa chăm chú lắng nghe, quên bẵng chuyện mắc cỡ giùm Em. Em kể chuyện có duyên. Chuyện Em kể rành mạch.
Tiếp tục đọc

Trên đường đi – Mai Hương & Vĩnh Thắng

Món quà ngọt ngào – Mai Hương & Vĩnh Thắng

Đó là một buổi sáng thứ bảy ấm áp tại thành phố Montpelier tiểu bang Ihado. Tôi đã làm việc suốt tuần và chỉ nghĩ đến việc hoàn tất công việc ở xưởng càng sớm càng tốt để chuẩn bị cho chuyến đi câu sắp tới. Trước giờ, tôi chưa từng đặt chân đến cái hồ chứa nước nhân tạo này, nhưng tôi luôn mơ ước một ngày nào đó mình sẽ đến nơi đó. Một số người khách ở cửa tiệm của tôi đã hướng dẫn cho tôi đường đi đến đó, thế nhưng chuyến đi này không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ.

Tiếp tục đọc

Học cách tha thứ.

Món quà ngọt ngào – Mai Hương & Vĩnh Thắng

Biết tha thứ cho những người làm ta đau đớn sẽ mang lại một cảm giác yên bình mà ta không thể có được khi ôm riết lấy mối hận thù. Ngoài ra, tha thứ còn làm ta khoẻ mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Một nghiên cứu tại đại học Hope ở Michigan, Mỹ, đã cho thấy con người bị căng thẳng về tim mạch đáng kể khi họ hình dung kế hoạch trả thù những người làm đau mình. Nhưng sức ép sẽ giảm đi rất nhiều khi họ mường tượng đến cảnh tha thứ cho những người phạm lỗi.
Tiếp tục đọc

Cái tát – Mai Hương & Vĩnh Thắng

Món quà ngọt ngào – Mai Hương & Vĩnh Thắng

Một lần tôi nhận được một mảnh giấy. Nhìn nét chữ tôi biết đó là của một nữ sinh. Cách viết của một người bướng bỉnh đầy cá tính. Lối hành văn thì sắc sảo và có phần hơi hỗn: “Thầy có nghĩ rằng có những lúc chúng em nghe mà không hiểu thầy đang nói gì cả? Đôi khi em cho rằng thầy đang nói với chính mình chứ không phải là đang giảng bài. Một bài giảng sẽ trở nên ít ý nghĩa biết bao nếu như nó không có sự đồng cảm giữa thầy và trò”. Đọc mảnh giấy tôi bị sốc thật sự. Gần như là cảm giác bị ai đó tát vào mặt.
Tiếp tục đọc

Tôi sẽ luôn yêu bạn – Mai Hương & Vĩnh Thắng

Món quà ngọt ngào – Mai Hương & Vĩnh Thắng

* Trong bài toán tình yêu! Một cộng với một là tất cả! Và hai trừ một thì không còn gì cả!

* Trong cuộc, lỗi lầm là chuyện bình thường! Nhưng yêu không bao giờ là lỗi lầm!

* Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là cho đi! Cách nhanh nhất để đánh mất tình yêu là cố níu giữ thật chặt!

* Ta luôn tin rằng tình yêu đầu đời của ta là tình yêu cuối cùng và tình yêu cuối cùng của ta là tình yêu đầu tiên!
Tiếp tục đọc

Đối diện – Mai Hương & Vĩnh Thắng

Món quà ngọt ngào – Mai Hương & Vĩnh Thắng

Đã bao giờ bạn đối diện với chính mình? Câu hỏi đó tôi đã đặt ra cho nhiều người từng gặp, nhưng họ thường chỉ khoát tay và nhìn tôi cứ như thể tôi không được tỉnh táo cho lắm. Còn khi bạn bước vào những năm tháng đã qua nửa cuộc đời, bạn sẽ phải tự lặp lại những câu hỏi đó lần nữa. Khi bạn nhìn vào mặt mình, bạn sẽ thấy đằng sau đó là bao điều mất mát. Những mất mát dễ hiểu vì bạn phải chia sẻ chúng như một tài sản có được trong cuộc sống. Nhưng có những mất mát mà lẽ ra bạn không phải có, không phải chịu đựng, những mất mát lẽ ra bạn có thể chia sẻ với người thân, thì lại hiện diện thành một khuôn mặt khác đối kháng và đe doạ cuộc đời bạn. “Chúng ta chỉ có thể đối diện với những mất mát, những nỗi đau của riêng mình mà thôi” – một nhà hiền triết khôn ngoan đã khuyên như vậy. Nhưng đối mặt chính là một thử thách khó nhất, vì chúng ta thường xuyên trốn tránh mình, trốn tránh sự thật.
Tiếp tục đọc

Miếng mồi nguy hiểm – Mai Hương & Vĩnh Thắng

Món quà ngọt ngào – Mai Hương & Vĩnh Thắng

Chương trình thế giới loài vật của National Geographic có chiếu một đoạn phim ngắn về cách những con chim đại bàng săn bắt cá ở những ao hồ. Tuy bay rất cao trên trời, nhưng với đôi mắt rất sắc chúng có thể thấy những con cá đang bơi ở phía dưới. Và khi đã “chấm” một con mồi, chúng liền xếp cánh lại và chúi thẳng xuống mặt nước với tốc độ hơn 70km/giờ. Khi tới mặt hồ, chúng giương xoè móng vuốt ra chộp lấy con mồi và bay vào bờ.
Tiếp tục đọc

Hãy giữ từng khoảnh khắc – Mai Hương & Vĩnh Thắng

Món quà ngọt ngào – Mai Hương & Vĩnh Thắng

Bạn tôi mở ngăn kéo lấy ra một chiếc hộp được bọc bằng vải lụa rất đẹp. Cầm nó một cách nâng niu, anh xúc động nói:
– Đây là món quà mà vợ tôi đã được tặng cách đây ba, bốn năm. Cô ấy chưa bao giờ sử dụng nó vì muốn để dành cho một dịp đặc biệt. Nhưng bây giờ không còn dịp nào nữa rồi…
Vợ anh ấy vừa mất sau một tai nạn.
Tiếp tục đọc

Người thắng và kẻ thua – Mai Hương & Vĩnh Thắng

Món quà ngọt ngào – Mai Hương & Vĩnh Thắng

Người thắng luôn có cách giải quyết vấn đề, kẻ thua luôn gặp rắc rối khi giải quyết. Người thắng cuộc luôn có sẵn chương trình. Người bị thua luôn có sẵn lời bào chữa. Người thắng nói: “Để tôi thực hiện việc đó cho bạn”, kẻ thua bảo: “Đó không phải là công việc của tôi”. Người thắng nhìn thấy cách giải quyết cho mỗi trở ngại, kẻ thua nhìn thấy trở ngại trong mỗi lời giải.

Người thắng cuộc nói: “Có lẽ khó nhưng tôi có thể làm được”, kẻ bị thua bảo: “Tôi làm được nhưng nó khó quá”. Khi người thắng phạm sai lầm, anh ta nhận: “Tôi đã sai”, còn khi kẻ thua phạm sai lầm, anh ta phân bua: “Đó không phải lỗi của tôi”.
Tiếp tục đọc

Tấm bùa may mắn – Mai Hương & Vĩnh Thắng

Món quà ngọt ngào – Mai Hương & Vĩnh Thắng

Này, cô nàng tóc đỏ, cô thiếu tôi 5 xu đó nha!

Susan vô ý va phải Frank trong lúc anh đang chơi Pinball trong quán bar nơi cô đang làm việc. Ánh đèn đỏ chiếu sáng TILT báo hiệu trò chơi đã kết thúc. Thế là, Susan phải lấy từ trong túi áo của mình một đồng 5 xu, thảy cho Frank, rồi quay trở về công việc của mình.

Frank tự tin nói với người phục vụ ở quầy rượu:
– Một ngày nào đó tôi sẽ lấy cô ấy.
– Anh có chắc không đó. – Người phục vụ cười lớn – Cô ấy làm việc ở đây lâu rồi, thế nhưng theo tôi được biết thì cô ấy chưa bao giờ hẹn hò với ai cả. Chúc anh may mắn nha!
Tiếp tục đọc

51. Vô tâm vô tình – Ngô Phúc Hậu.

Viết Cho Em – Ngô Phúc Hậu
EM.
Tôi đi xức dầu bệnh nhân về, tiện đường ghé thăm Em, bắt tay một cái để mừng bổn mạng Phêrô của Em. Tôi cười niềm nở. Em cười gượng gạo. Tay tôi siết chặt. Tay Em lạnh ngắt. Tôi cụt hứng, hỏi bâng quơ một câu:
– Buồn hả?
– Dạ.
– Hôm nay  lễ bổn mạng mà!
– Bởi vậy mới sinh chuyện.
Vợ Em từ nhà trong lết ra, vừa đi vừa sửa mái tóc. Mặt rầu rầu như lá bầu dính cứt trâu. Nàng ngồi nói chuyện với tôi. Không thèm làm duyên làm dáng. Cố tình làm ra vẻ thiểu não, bèo nhèo, để tố cáo tội vô tâm vô tình của Em. Vợ chồng Em tranh luận với nhau một lát. Thế là tôi biết hết.
Tiếp tục đọc