Chương 22 – Lắng nghe Chúa Thánh Thần.

CHƯƠNG 22: THAY KẾT LUẬN.

*
Lắng nghe người anh chị em: Một quà tặng vô giá

Trong cuộc sống của thế giới văn minh ngày nay, con người có xu thế muốn phát biểu trình bày ý kiến, khẳng định lập trường của mình. Và khi hai người có hai lối nhìn bất đồng, xung đột lẫn nhau, mỗi người tìm cách áp đặt cho người bên kia quan điểm cá nhân của mình. Và người bên kia cũng tìm cách phản ứng một cách máy móc, tự động và bốc đồng, để lôi kéo phần thắng về cho bản thân. Kết quả tất yếu của mọi quan hệ tranh chấp là con đường bạo động trong lời nói và hành vi, tuy dù hai người là vợ chồng, cha mẹ và con cái, hay là hai người bạn bè cùng nhau chia sẻ một lý tưởng, một dự án hay là một công việc. Tiếp tục đọc

Chương 7 – Lắng nghe Chúa Thánh Thần.

CHƯƠNG 7: LẮNG NGHE VÀ YÊU THƯƠNG.

*
Mỗi lần chúng ta lắng nghe người anh chị em,
– Lắng nghe có nghĩa là gi? – Lắng nghe để làm gì?

Chúng ta sẽ gặp những cạm bẫy nào, khi lắng nghe?
– Ai là người anh chị em thực sự của chúng ta?

Sách vở và tài liệu đề cập vấn đề lắng nghe thường nhấn mạnh một số động tác cụ thể có ý nghĩa sau đây1.: Tiếp tục đọc

Chương 6 – Lắng nghe Chúa Thánh Thần.

CHƯƠNG 6: NGƯỜI GIÁO DÂN TRONG LÒNG HỘI THÁNH.

*
Số báo «Tương Lai» phát hành ngày Chủ Nhật 28 tháng 10 năm 2001, đã đăng tải bài «Những người Cha của sự dịu hiền nhưng có khả năng thịnh nộ». Tác giả là nhà báo lão thành, đã từng cộng tác với nhật báo «Quan sát viên Rôma» và Đài Phát Thanh Vatican.

Dưới hình thức một bức thư ngỏ, tác giả công khai phổ biến một số nguyện vọng chủ đạo, trước mặt mọi người thuộc năm châu bốn biển. Nhưng trong bài báo, tác giả chỉ tự xác định mình là «người tín hữu nhỏ bé và già nua», muốn gửi tâm tư và nguyện vọng của lòng mình cho «các giám mục trẻ trung» vừa kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục tại Rôma. Tiếp tục đọc

Chương 5 – Lắng nghe Chúa Thánh Thần.

CHƯƠNG 5: “NHÌN” VỚI NGHÌN CON MẮT (THIÊN NHÃN)

*
Để đồng cảm với người anh chị em, theo tác giả G.G. JAMPOLSKY, thái độ và lối nhìn chủ yếu của chúng ta là Yêu Thương và Tha Thứ. Từng phút, từng giây, chúng ta hãy cố quyết chọn lựa lại một lối nhìn tích cực và năng động về người khác, để hóa giải bao nhiêu xu thế tố cáo và phê phán trong thái độ, tác phong và ngôn ngữ hằng ngày của chúng ta.

Đối với M.R. ROSENBERG, trình bày nhu cầu của mình và tìm đến gặp gỡ nhu cầu của kẻ khác là bí quyết trong mọi cố gắng phát huy quan hệ đồng cảm, bất bạo động giữa người với người. Tiếp tục đọc

Chương 4 – Lắng nghe Chúa Thánh Thần.

CHƯƠNG 4: XIN CHO CON BIẾT CHỌN LỰA.

*
Cùng đi lên Giêrusalem với Đức Kitô (Mc 8, 31-33), tôi càng ngày càng khám phá một cách rõ ràng, hai con đường đang hiện hình, ở mỗi khúc quanh của cuộc đời:

Một bên, tôi muốn kiểm soát và lèo lái mọi sự cũng như mọi người. Bên kia, tôi nhẹ nhàng bước tới, lòng tràn đầy Tin tưởng vào mình, vào người và vào tất cả những gì cuộc sống đang trao ban.

Một bên, tôi sống như đui mù, câm điếc và bại liệt, vì tôi không nhận ra những hồng ân đang xuất hiện hai bên vệ đường, để rồi ta thán, chửi bới, tố cáo và hận đời. Bên kia, tuy dù con đường còn chật hẹp, lầy lội, nếu tôi biết nhìn ra hai bên, một đóa hoa dại đang từ từ nở ra và gọi mời tôi cất lời tạ ơn và chúc tụng. Tiếp tục đọc

Chương 3 – Lắng nghe Chúa Thánh Thần.

CHƯƠNG 3: MẸ MARIA “NGUYÊN TƯỢNG” CỦA HỘI THÁNH…

*
Trong tâm tư và nguyện vọng của Đức Kitô, Hội Thánh mà chính Ngài đã lập ra trước khi về Trời, để tiếp nối công trình của Ngài, PHẢI NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi chỉ vỏn vẹn bao gồm bốn từ «phải như thế nào?». Tuy nhiên, trong số những người làm công tác thần học, từ trước cho tới nay, không một ai đã có thể trả lời một cách rốt ráo và dứt điểm cho câu hỏi ấy.

Lý do thứ nhất giải thích sự kiện ấy: Vì Hội Thánh là một Mầu Nhiệm, vượt ra ngoài mọi đường đi nẻo về của lý trí con người. Hẳn thực, càng tìm, chúng ta càng gặp. Càng gặp, nhiều chân trời khác lại mở ra một cách lung linh và thẳm thẳm, trước con mắt nhân loại của chúng ta. Tiếp tục đọc

Chương 2 – Lắng nghe Chúa Thánh Thần.

CHƯƠNG 2: “SỐNG ĐỐI VỚI TÔI LÀ ĐỨC KITÔ… “

*
Tất cả sinh hoạt thường nhật của con người có thể được phân chia thành bốn lãnh vực hoàn toàn khác nhau, nhưng bổ túc và giao thoa chằng chịt với nhau một cách mật thiết:

  • Lãnh vực thứ nhất là khảo sát và ghi nhận THỰC TẾ, với bao nhiêu sự kiện cụ thể và khách quan, đang xảy ra trong môi trường sinh sống hằng ngày. Chúng ta thực thi công việc nầy, một cách đặc biệt với ba giác quan chính yếu là Thị, Thính và Xúc giác.
  • Lãnh vực thứ hai là sử dụng TƯ DUY, để tìm ra ý nghĩa cho cuộc sống: Tôi là ai, trong cuộc đời nầy? Ý nghĩa hay là mục đích cuối cùng của cuộc đời, mà tôi đeo đuổi, bao gồm những giá trị nào? Ưu tiên số một trong bao nhiêu dự phóng ấy nằm trong địa hạt nào? Một cách đặc biệt, tôi cần thực thi những động tác cụ thể nào, để chuyển biến những giá trị trừu tượng thành những hiện thực, trong đời sống hằng ngày? Tiếp tục đọc

Chương 1 – Lắng nghe Chúa Thánh Thần.

CHƯƠNG 1: LẮNG NGHE CHÚA THÁNH THẦN.

*
Trước những sự cố đã và đang xảy ra đó đây, trong lòng Quê Hương, một số người đã lên tiếng, diễn tả quan điểm và lập trường của họ. Đó là quyền lợi làm người cần được những người khác lắng nghe và trân trọng. Tuy nhiên, lắng nghe không có nghĩa là đồng ý. Trân trọng chưa hẳn là «rập khuôn hay là nhắm mắt lặp lại, thi hành ý kiến của người khác một cách máy móc và tự động».

Trong khi đó, những thành viên khác có thể đã chọn lựa một lối nhìn hay là một thái độ hoàn toàn khác biệt. Tác phong «thinh lặng» của họ chưa hẳn có ý nghĩa là «hèn nhát và đồng lõa», đối với các lực lượng đàn áp, độc tài và quân phiệt đang có mặt trong lòng xã hội. Tiếp tục đọc