Khi anh rời xa cố hương,
Tâm hồn anh vấn vương theo từng cây số buồn.
Nhớ cây bằng lăng bến sông, mái chèo khua ánh trăng,
chuyến đò duyên ái ân chúng mình.
Tag Archives: Quê hương
Hùng Vương – Thẩm Oánh
.
[D] Bốn ngàn năm văn hiến,
Nước Nam khang [Bm] cường
Là nhờ công đức Hùng [A] Vương.
[D] Hoà gấm giang sơn này
Cùng chung đắp [Em] xây
Bao thời hùng uy vẻ vang.
[A] Đời đời nhờ Hùng [D] Vương
Đã vì quốc [Em] dân lập [A] non nước [Bm] này
[Em] Cho cháu con quây [G] quần
Vẽ nên cơ [A7] đồ bền vững tới [D] nay.
[D] Việt Nam [Em] bao sáng [D] tươi
Để [Em] cùng bền [A] gan
[Bm] Cương quyết xây nhà [A] Nam.
Này [D] cháu con Lạc [Em] Hồng
Từ Bắc chí [F#m] Nam [A] xin đoàn kết tâm [D] đầu
[Em] Non nước Việt [A] Nam [D] nhờ Hùng [Bm] Vương
Quyết [D] thắng muôn năm
Dòng [A7] giống khang [D] cường.
Về quê – Phó Đức Phương
Theo em anh thì về,
Theo em anh thì về thăm lại miền quê
Nơi có một triền đê
Có hàng tre ru khi chiều về
Người mẹ của tôi – Xuân Hồng
1.
Nước mắt mẹ không còn, vì khóc những đứa con
Lần lượt ra đi đi mãi mãi
Thời gian trôi qua vết thương trên thịt da đã lành theo năm tháng
Nhưng vết thương lòng mẹ vẫn còn nặng mang
Bài ca dao đầu đời – Quốc Dũng & Thanh Sơn
Em có nhớ bài ca dao đầu đời
Bên chiếc võng mẹ ru ầu ơ ời
Hàng dừa xanh chen mình bên nương dâu
Sông dài quê nghèo quấn quýt với nhau
Hương Giang còn tôi chờ – Châu Kỳ
tiếng hát: Quang Lê
(Nén hương yêu II)
Đây bến Hương Giang sao vắng đò người sang
Mưa gió miên man nghe thấm lạnh chiều hoang
Tôi nhớ tên nàng không đếm được thời gian
Nghe tiếng chuông chùa vang khơi lòng thương chứa chan
Đất nước, lời ru – Văn Thành Nho
1.
Ru con mẹ ru con, tiếng ru cả cuộc đời
Ru con lời ru cất lên tự ngàn đời
Mẹ Âu Cơ từ xa xưa đi khai thiên lập địa
Lạc Long Quân cùng bao con đi ra nơi biển cả
Đất nước – Phạm Minh Tuấn & Tạ Hữu Yên
Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ
Các anh không về mình mẹ lặng im
Tạm biệt chim én – Trần Tiến
1.
Tạm biệt chim én xưa, tạm biệt những giấc mơ
Và giàn hoa tím bên nhà ai nhớ mong
Chào nụ hoa bé nhỏ, dịu dàng trong đám cỏ
Đợi chờ con én những chiều xa rất xa
(Á a à a á)
Giai điệu tổ quốc – Trần Tiến
Tôi nghe giai điệu Tổ quốc tôi
Dịu dàng trong tiếng ru hời
Tôi nghe giai điệu Tổ quốc tôi
Trầm sâu trong tiếng đất trời
Ai ra xứ Huế – Festival Huế 2012
7/4, 20:00, Ngọ Môn
Lễ khai mạc Festival Huế 2012 và khai mạc Năm Du lịch quốc gia sẽ diễn ra với không gian sắc màu rực rỡ, tôn vinh các giá trị truyền thống và sự giao lưu tỏa sáng của các nền văn hóa khác nhau đến từ 5 châu lục. Chương trình nghệ thuật khắc họa đậm nét một vùng di sản, với thủ pháp kết cấu mới lạ, ngôn ngữ tạo hình độc đáo, âm nhạc đa dạng phong phú, diễn ra hoành tráng, kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn sân khấu, nghệ thuật pháo hoa độc đáo của nghệ sĩ pháo hoa quốc tế Pierre Alain Hubert và nghệ thuật sắp đặt lửa tinh tế của Đoàn Carabosse danh tiếng Cộng hòa Pháp.
Ai ra xứ Huế – Cầu Tràng Tiền
Trải qua nhiều năm, cầu Tràng Tiền đã gắn bó với người dân Huế, như một biểu tượng đẹp trong lòng họ mỗi khi nghĩ về quê hương. Cầu Trường Tiền có dáng dấp mềm mại, uyển chuyển, thông thoáng, nhẹ nhàng rất thích hợp với tâm hồn trầm lắng, cuộc sống ung dung, thanh thản, tế nhị, dịu dàng của người dân xứ Huế. Cầu được bắc qua khúc sông thơ mộng nhất của Cố đô. Đây là một tác phẩm kiến trúc đặc sắc của thành phố văn hóa du lịch.
Ai ra xứ Huế – Phu Văn Lâu
Phu Văn Lâu nằm trên trục chính của Hoàng thành Huế, từ Kỳ đài nhìn ra sông Hương có hai công trình kiến trúc rất duyên dáng tô điểm cho bộ mặt của Kinh thành Huế. Một trong hai công trình ấy là Phu Văn Lâu( phu: trưng bày, văn: văn thư, lâu: lầu) – Cái lầu trưng bày văn thư của triều đình. Phu Văn Lâu được xây dựng vào năm 1819 dưới thời vua Gia Long, dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Năm 1829, vua Minh Mạng dùng nơi đây làm địa điểm tổ chức cuộc đấu giữa voi và hổ, năm 1830 ông lại tổ chức cuộc vui chơi yến tiệc suốt 3 ngày để mừng sinh nhật của mình.
Lời ru đêm – Trịnh Công Sơn
Lời ru đêm – Trịnh Công Sơn
1. Đêm mẹ ngồi cầu kinh
Tường trắng im lìm
Đêm con nằm không ngủ
Nghe mỏi mòn thêm
Ngày tháng ưu phiền
Tóc mẹ trắng như bông
Đêm chờ bom rung từng liếp cửa
Ai ra xứ Huế – Cầu ngói Thanh Toàn
Cầu ngói Thanh Toàn cách thành phố Huế khoảng 8km về phía Đông Nam thuộc xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cầu ngói Thanh Toàn bắc qua một con hói chảy từ đầu làng đến cuối làng Thanh Toàn (đời Thiệu Trị trùng tên húy nên vua đổi ra Thanh Thủy). Làng Thanh Thủy được thành lập vào cuối thế kỷ XVI, các vị tộc trưởng đầu tiên của làng là những người từ quê hương Thanh Hóa đi theo chân Chúa Nguyễn Hoàng vào khai hoang lập ấp. Một người cháu gái thuộc thế hệ thứ 6 của họ Trần (một trong những dòng họ khai canh khai khẩn làng Thanh Thủy) là bà Trần Thị Đạo đã cúng tiền cho làng xây dựng chiếc cầu này.
Ai ra xứ Huế – Chùa Thiên Mụ
Có khá nhiều câu chuyện huyền thoại liên quan đến lại tích của chùa Thiên Mụ. Lúc đầu quả đồi được đặt tên là Thiên Mụ Sơn (núi bà Trời). Sau khi chúa Nguyễn Hoàng (1558-1613) vào trấn Thuận Hoá Một lần qua đây chơi nghe kể chuyện, liền tự nhận mình là vị chân chúa ấy, nên cho xây dựng chúa và đặt tên là Thiên Mụ tự.
Ai ra xứ Huế – Tàng thư lâu
Lầu tàng thơ là một trong những kho lưu trữ tài liệu mang tính quốc gia của triều đình Nguyễn tại Huế.
Theo sách Ðại Nam Thực Lục và Ðại Nam Nhất Thống Chí cho biết, Lầu Tàng Thơ được xây dựng vào mùa hè năm 1825.
Toà nhà được xây dựng bằng gạch, đá, tầng dưới 11 gian, tầng trên 7 gian , 2 chái trên hòn đảo hình chữ nhật giữa hồ Học Hải, cạnh hồ Tịnh Tâm. Ðảo nằm giữa hồ nước chỉ nối với đất liền bằng một chiếc cầu đá. Không gian thoáng đãng và đẹp đẽ.
Tiếp tục đọc
Ai ra xứ Huế – Đàn Nam Giao
Đàn Nam Giao là nơi các vua Nguyễn tế trời, được đặt tại làng An Ninh vào năm 1803, thời vua Gia Long. Năm 1806, đàn được dời về phíaNamcủa Kinh Thành – nay là địa phận phường Trường An, thành phố Huế
Đây là đàn tế trời duy nhất ở ViệtNamcòn khá nguyên vẹn, với rừng thông xanh bao bọc quanh đàn. Trước đây, đích thân vua cùng các quan trong triều phải trồng và chăm sóc những cây thông này. Đối với họ, đây là chốn thiêng liêng bậc nhất cần phải gìn giữ.
Ai ra xứ Huế – Hồ Tịnh Tâm
Hồ Tịnh Tâm là một trong những cảnh nổi tiếng nhất của đất Kinh thành, nay thuộc địa phận phường Thuận Thành, Thành phố Huế. Nguyên xưa, hồ là một đoạn sông Kim Long được cải tạo lại, tên ban đầu là ao Ký Tế. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), triều Nguyễn đã huy động tới 8000 binh lính tham gia vào việc cải tạo hồ, biến nó trở thành một Ngự Uyển của Hoàng gia. Sau khi hoàn thành, hồ mang tên mới là Tịnh Tâm.
Ai ra xứ Huế – Sông Ngự Hà
***
Ngự Hà là dòng sông bán nhân tạo. Một phần được đào mới, một phần được uốn nắn dòng chảy từ con sông Kim Long cũ, được vua Gia Long tổ chức đào, uốn nắn từ năm 1805 và hoàn tất dưới triều Minh Mạng năm 1825. Tổng chiều dài dòng sông là 3.700m, rộng 44-85m.
Ngay với tên gọi Ngự Hà – “sông vua” được đặt ngay từ ban đầu cũng đủ thấy tầm quan trọng của nó đối với kinh đô Huế ngày xưa. Ngày nay nó trở thành một trong những thành phần chính của di sản văn hóa được UNESCO công nhận tại Huế.