Tiếng gọi yêu thương – 30 bài suy niệm cho 30 ngày

***

TIẾNG GỌI YÊU THƯƠNG
(30 bài suy niệm cho 30 ngày)

Nguyên tác: ‘Call to Love’ (Meditations)

Tác giả: Anthony de Mello, dòng Tên
Dịch giả: Lm. Phêrô Đặng Xuân Thành

LƯU Ý

Các tác phẩm của cha Anthony de Mello đều được viết trong bối cảnh đa tôn giáo, nhằm giúp tín đồ các tôn giáo, kể cả những người theo chủ nghĩa bất khả tri và chủ nghĩa vô thần, trong hành trình tâm linh của họ. Vì thế, tác giả không có ý dùng các tác phẩm ấy làm thủ bản dạy dỗ các tín hữu Công Giáo về Giáo lí hay tín lí Kitô Giáo.

LỜI GIỚI THIỆU

Tiếp tục đọc

Advertisement

Tình cảm thế gian và tình cảm thiêng liêng – Tiếng gọi yêu thương

SUY NIỆM 1 – TÌNH CẢM THẾ GIAN VÀ TÌNH CẢM THIÊNG LIÊNG

“Có ích lợi gì khi được cả thế gian mà đánh mất sự sống mình?” (Mt 16,26).

1. Hãy nhớ lại tình cảm mà bạn cảm thấy khi có người khen mình, khi bạn được tán thành, đón nhận và ủng hộ. Rồi so sánh với tình cảm dâng lên trong lòng bạn khi bạn ngắm mặt trời mọc, hay khi bạn nhìn ngắm thiên nhiên nói chung hoặc khi bạn đọc một cuốn sách và xem một bộ phim hết sức thích thú. Hãy nếm lại thứ tình cảm này.

Rồi so sánh với thứ tình cảm ban đầu, thứ tình cảm nổi dậy nơi lòng bạn khi bạn được ca tụng. Hãy nhớ rằng thứ tình cảm thứ nhất ấy xuất phát từ chỗ bản thân mình được tôn vinh, bản thân mình được đề cao. Đó là tình cảm của thế gian. Còn loại tình cảm thứ hai là do mình được hoàn thành, một tình cảm thiêng liêng.

Tiếp tục đọc

Những nguyên nhân đưa tới bất hạnh – Tiếng gọi yêu thương

SUY NIỆM 2 – NHỮNG NGUYÊN NHÂN ĐƯA TỚI BẤT HẠNH

“Nếu ai đến với Tôi mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh chị em mình, và ngay cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Tôi” (Lc 14,26).

1. Hãy nhìn ra thế giới và xem những sự bất hạnh chung quanh bạn và cả ở nơi bạn. Bạn có biết do đâu mà người ta bất hạnh như thế?

Có thể bạn cho rằng do cô đơn, do bị đàn áp, do chiến tranh, do hận thù hay do vô thần. Nhưng như thế là bạn đã lầm.

Chỉ có một nguyên nhân duy nhất đưa tới bất hạnh: đó là do bạn đã có những tin tưởng sai lầm trong đầu mình, những sự tin tưởng phổ biến và được nhiều người tin nhận tới mức bạn chưa bao giờ đặt vấn đề về chúng. Chính vì những tin tưởng sai lầm này mà bạn nhìn thế giới và cả bản thân mình một cách lệch lạc.

Tiếp tục đọc

Khám phá chương trình được cài đặt trong đầu óc mình – Tiếng gọi yêu thương

SUY NIỆM 3 – KHÁM PHÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐƯỢC CÀI ĐẶT TRONG ĐẦU ÓC MÌNH

“Ai xin ngươi áo trong thì hãy cho luôn cả áo ngoài; ai ép ngươi đi một dặm thì hãy đi với họ hai dặm” (Mt 5,40-41)

Nếu nhìn cách các việc của bạn được sắp xếp lại với nhau và cách bạn vận hành chúng, bạn sẽ thấy trong đầu mình đã có cả một chương trình được cài đặt, một loạt các yêu cầu thế giới phải thế nào, bạn phải thế nào và bạn cần có những gì.

Ai chịu trách nhiệm về chương trình được cài đặt ấy? Không phải bạn. Không phải bạn quyết định những điều căn bản ấy, như các yêu sách, các ước muốn, những điều được cho là nhu cầu, các giá trị, các sở thích và các thái độ của mình.

Tiếp tục đọc

Phải tìm hiểu chương trình đã cài đặt – Tiếng gọi yêu thương

SUY NIỆM 4 – PHẢI TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH ĐÃ CÀI ĐẶT

“Và anh thanh niên ấy bỏ đi vì tiếc tài sản kếch sù của mình” (Mc 10,22).

Bạn có ngạc nhiên không khi biết rằng bạn đã được lập trình (cài đặt) để sống bất hạnh và vì thế, dù bạn có làm gì để hạnh phúc, bạn cũng cứ thất bại?

Tương tự như máy của bạn đã được nhập đầy các phương trình toán học, nên mỗi khi bạn gõ phím để lấy ra những câu thơ của Shakespeare, bạn đều thất bại.

Nếu muốn hạnh phúc thì điều trước tiên bạn cần làm không phải là nỗ lực, cũng không phải là có thiện chí hay có những ước muốn tốt, mà hiểu rõ bạn đã bị lập trình chính xác như thế nào. Sự việc ấy như sau:

Tiếp tục đọc

Chính đầu óc của bạn làm bạn bất hạnh – Tiếng gọi yêu thương

SUY NIỆM 5 – CHÍNH ĐẦU ÓC CỦA BẠN LÀM BẠN BẤT HẠNH

“Lạc đà chui qua lỗ cây kim còn dễ hơn người giàu có tiến vào Nước Chúa” (Mc 10,25).

Người ta có thể làm gì để được hạnh phúc? Thưa chẳng có gì bạn hay người khác có thể làm được. Tại sao? Đơn giản vì ngay lúc này bạn đã hạnh phúc. Làm sao bạn có thể tìm kiếm những gì bạn đã có?

Nếu vậy tại sao bạn không cảm thấy hạnh phúc mà bạn đã có? Vì đầu óc bạn lúc nào cũng làm bạn cảm thấy bất hạnh. Hãy dẹp bỏ sự bất hạnh mà đầu óc bạn gây ra, bạn sẽ thấy sự hạnh phúc vốn là của bạn xuất hiện ngay lập tức.

Tiếp tục đọc

Bám víu là chết – Tiếng gọi yêu thương

SUY NIỆM 6 – BÁM VÍU LÀ CHẾT

“Chồn có hang, chim có tổ, nhưng Con Người không có chỗ ngả đầu” (Mt 8,20).

Đây là một sai lầm mà rất nhiều người mắc phải khi quan hệ với người khác: người ta tìm cách xây dựng cho bằng được một nơi yên ổn để nương náu trong lúc dòng đời luôn trôi chảy.

Hãy thử nhớ đến một người mà bạn đang mong muốn được người ấy yêu. Bạn có muốn mình trở nên quan trọng đối với người ấy, trở nên đặc biệt đối với người ấy và có ảnh hưởng đến người ấy không?

Tiếp tục đọc

Đâu là giá trị của những tình cảm tiêu cực? – Tiếng gọi yêu thương

SUY NIỆM 7 – ĐÂU LÀ GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG TÌNH CẢM TIÊU CỰC?

“Chủ nhà tức giận bảo gia nhân: “Hãy mau mau ra ngoài, đi khắp đường khắp phố của thành, mang về đây mọi người nghèo và người tàn tật, người mù và người què cụt” (Lc 14,21).

Hãy nhớ tới một người nào đó mà bạn không ưa – một người mà mình thường tránh vì mỗi khi thấy họ, bạn cảm thấy những tình cảm tiêu cực. Thử tưởng tượng bây giờ mình đang đứng trước mặt người ấy và hãy xem những tình cảm tiêu cực nào trào lên nơi bạn…

Tiếp tục đọc

Những quyến luyến ràng buộc làm chúng ta hết sức sống – Tiếng gọi yêu thương

SUY NIỆM 8 – NHỮNG SỰ QUYẾN LUYẾN RÀNG BUỘC LÀM CHÚNG TA HẾT SỨC SỐNG

“Tôi đến thế gian là để xét xử cho người không thấy thì được thấy và cho người thấy thì bị mù” (Ga 9,39).

Người ta thường bảo tình yêu là mù quáng. Có thật như vậy không? Thật ra trên thế gian này không có gì trong sáng rõ ràng hơn tình yêu. Chỉ có sự quyến luyến ràng buộc là mù quáng, chứ không phải tình yêu. Quyến luyến ràng buộc là bám víu một điều hay một người nào đó vì ngộ nhận rằng điều ấy hay người ấy hết sức cần thiết cho hạnh phúc của mình.

Tiếp tục đọc

Rũ bỏ các quyến luyến – Tiếng gọi yêu thương

SUY NIỆM 9 – RŨ BỎ CÁC QUYẾN LUYẾN  

“Hãy ăn năn sám hối, vì Nước Trời đã gần đến” (Mt 4,17).

Thử tưởng tượng bạn có một máy thu thanh, nhưng dù có vặn nút thế nào, máy bạn cũng chỉ bắt được một đài. Bạn cũng không kiểm soát được nút điều chỉnh âm lượng. Có lúc âm thanh nhỏ tới mức gần như không nghe thấy, nhưng cũng có lúc âm thanh lớn tới mức gần như làm thủng màng nhĩ của bạn. Ngoài ra, bạn cũng không thể nào tắt máy. Có lúc tự nó chậm dần và nhỏ dần, nhưng cũng có lúc bất thình lình nó lại hú lên, ngay đúng lúc bạn muốn nghỉ và muốn ngủ.

Ai chịu được tình trạng ấy của máy thu thanh? Thế mà khi tâm hồn bạn cư xử theo kiểu điên điên khùng khùng ấy, không những bạn chịu đựng được mà còn coi đó là bình thường và hợp với con người.

Tiếp tục đọc

Đời là bản nhạc giao hưởng – Tiếng gọi yêu thương

SUY NIỆM 10 – ĐỜI LÀ BẢN NHẠC GIAO HƯỞNG

“Lạy Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được sống đời đời?” (Mt 19,16).

Thử tưởng tượng trong lúc ngồi ở phòng hoà nhạc chăm chú lắng nghe những dòng nhạc hay nhất thì bạn sực nhớ ra là mình quên khoá xe. Bạn áy náy về chiếc xe, bạn không thể bước ra ngoài mà cũng không thể thưởng thức bản nhạc. Đó là hình ảnh hết sức trung thực của rất nhiều người.

Đối với người có tai để nghe thì cuộc đời là một bản giao hưởng; nhưng rất ít người nghe bản nhạc ấy. Tại sao? Vì họ bận nghe những tiếng động đã bị cài đặt vào bộ óc của họ. Những tiếng động ấy và nhiều điều khác nữa, như những mối quyến luyến của họ chẳng hạn. Sự quyến luyến đúng là một tên sát nhân hạng nặng.

Tiếp tục đọc

Những tầng những lớp trong óc mình – Tiếng gọi yêu thương

SUY NIỆM 11 – NHỮNG TẦNG NHỮNG LỚP TRONG ÓC MÌNH

“Khi các môn đệ đến chỉ cho Đức Giêsu xem các kiến trúc của đền thờ, Ngài liền nói: “Anh em nhìn tất cả các điều ấy chứ? Thầy nói thật cho anh em biết: sẽ không còn hòn đá nào trên hòn đá nào, đền thờ sẽ bị đổ nhào” (Mt 24, 1-2).

Thử nhìn một người xệ xuống vì biết bao lớp mỡ. Tâm trí bạn cũng có thể trở thành như thế – chảy xệ xuống, hết lớp mỡ này đến lớp mỡ khác cho tới khi đầu óc bạn trở nên đần độn, lười suy nghĩ, lười quan sát, lười tìm kiếm và khám phá. Nó mất hết sự nhanh nhẹn, linh hoạt, uyển chuyển, và lúc nào cũng ngủ li bì.

Hãy nhìn ra chung quanh, bạn sẽ thấy hầu như người nào cũng mang đầu óc như thế: đần độn, ngủ gà ngủ gật vì chỉ toàn mỡ, chẳng muốn bị đánh thức, chẳng muốn bị tra hỏi cho tới khi tỉnh hẳn.

Tiếp tục đọc

Các đức tính của sự thánh thiện – Tiếng gọi yêu thương

SUY NIỆM 12 – CÁC ĐẶC TÍNH CỦA SỰ THÁNH THIỆN

“Khi bố thí, anh em đừng cho tay trái biết việc tay phải làm” (Mt 6,3).

Đức bác ái có đặc tính nào thì hạnh phúc và sự thánh thiện cũng thế. Bạn không thể tuyên bố mình hạnh phúc, vì khi bạn cho rằng mình hạnh phúc thì lúc ấy bạn không còn hạnh phúc nữa.

Cái mà bạn gọi là kinh nghiệm hạnh phúc không hề là sự hạnh phúc, mà chỉ là sự hào hứng và lôi cuốn do ai đó, vật nào đó hay biến cố nào đó gây ra.

Còn hạnh phúc thật thì không do ai hay điều gì gây ra. Bạn hạnh phúc không do một lí do nào hết.

Tiếp tục đọc

Đường lối của thiên nhiên – Tiếng gọi yêu thương

SUY NIỆM 13 – ĐƯỜNG LỐI CỦA THIÊN NHIÊN

“Hãy khôn như rắn và ngoan như chim câu” (Mt 10,16).

Hãy xem sự nơi chim câu, nơi bông hoa, nơi cây cỏ và nơi thiên nhiên.

Cũng sự khôn ngoan ấy đang làm nên mọi sự nơi chúng ta, những điều mà trí óc chúng ta không bao giờ làm được: từ lưu thông máu, tiêu hoá thức ăn, bơm máu vào tim, mở rộng lá phổi cho đến việc làm cho thân thể chúng ta kháng nhiễm và tự chữa lành các vết thương, trong lúc đầu óc chúng ta tham gia vào các việc khác.

Thứ khôn ngoan tự nhiên này, đến bây giờ chúng ta mới để ý thấy nơi những dân tộc được cho là bán khai, những con người hết sức đơn sơ nhưng cũng rất khôn ngoan như chim câu.

Tiếp tục đọc

Sự thay đổi nhã nhặn – Tiếng gọi yêu thương

SUY NIỆM 14 – SỰ THAY ĐỔI NHÃ NHẶN

“Nước Trời phải chịu sự mạnh bạo, và những người tàn bạo đã dùng bạo lực mà giành lấy Nước Trời” (Mt 11, 12).

Thử so sánh vẻ đẹp đơn sơ và thanh thoát của một đoá hoa hồng đang nở với những căng thẳng và bất an trong cuộc đời bạn. Cánh hoa ấy có một điều mà bạn không có, là hoàn toàn bằng lòng với chính mình. Đoá hoa không bị cài đặt chương trình từ ban đầu như bạn đã bị – chương trình bất mãn với chính mình. Vì thế, đoá hoa không mảy may bị thúc bách phải trở nên một cái gì đó hơn sự thật của mình.

Tiếp tục đọc

Có tự do mới có tình yêu – Tiếng gọi yêu thương

SUY NIỆM 15 – CÓ TỰ DO MỚI CÓ TÌNH YÊU

“Lạy Thầy, chúng tôi biết Thầy nói năng và giảng dạy rất ngay thẳng, Thầy chẳng bao giờ thiên tư vị nể ai” ( Lc 20, 21).

Hãy nhìn lại cuộc sống của mình, bạn sẽ thấy lâu nay mình chỉ dùng hết người này đến người kia để khoả lấp sự trống vắng của đời mình. Kết quả là những con người ấy đã nắm lấy bạn. Họ kiểm soát hành vi của bạn bằng cách tỏ ý đồng tình hay không đồng tình.

Họ có thừa sức mạnh để làm dịu sự cô đơn của bạn bằng cách có họ bầu bạn, để đưa tâm hồn bạn bay bổng bằng những lời tan dương nịnh hót hay để nhận chìm bạn xuống vực thẳm với những lời chỉ trích và sự ruồng rẫy của họ.

Tiếp tục đọc

Ông thầy đích thực duy nhất của bạn – Tiếng gọi yêu thương

SUY NIỆM 16 – ÔNG THẦY ĐÍCH THỰC DUY NHẤT CỦA BẠN

“Anh em đừng để ai gọi mình là thầy vì anh em chỉ có một thầy, còn mọi người đều là huynh đệ với nhau” (Mt 20, 8).

Bạn có thể kiếm một ai đó dạy cho mình những điều liên quan tới máy móc, khoa học hay toán học như đại số hay Anh văn, cỡi xe đạp hay sử dụng máy tính.

Nhưng trong những việc quan trọng như cuộc đời, tình yêu, thực tại, Thiên Chúa, không ai có thể dạy bạn một điều gì. Họ có cho bạn điều gì thì đó chỉ là những công thức. Và một khi có công thức rồi, là bạn đã bắt thực tại phải được nhìn qua tâm trí của ai khác. Nếu đón nhận lấy các công thức, bạn sẽ bị tù hãm ngay lập tức. Bạn sẽ suy nhược và khi chết, bạn vẫn chưa biết thế nào là nhìn hay biết cho chính bản thân mình.

Tiếp tục đọc

Phục hồi sự vô tội – Tiếng gọi yêu thương

SUY NIỆM 17 – PHỤC HỒI SỰ VÔ TỘI

“Tôi nói thật cho anh em biết, nếu không quay lại và trở thành như trẻ em, anh em sẽ không bao giờ được vào Nước Trời” (Mt 18,3).

Đặc điểm đầu tiên đánh động mọi người khi nhìn vào mắt một đứa trẻ là sự vô tội: vô tội vì thật đáng yêu khi không có khả năng nói dối hay đeo mặt nạ hoặc làm bộ là một nhân vật nào đó chứ không phải như sự thật của mình. Về điều này, trẻ em rất giống với thiên nhiên.

Chó là chó, hoa hồng là hoa hồng, ngôi sao là ngôi sao: vạn vật ra sao thì cứ như vậy.

Tiếp tục đọc

Những phẩm chất của tình yêu – Tiếng gọi yêu thương

SUY NIỆM 18 – NHỮNG PHẨM CHÁT CỦA TÌNH YÊU

“Đây là giới răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15, 12).

Tình yêu là gì? Hãy xem một đoá hoa hồng. Có hoa hồng nào dám nói rằng: “tôi sẽ chỉ toả hương thơm cho những người tốt, còn với người xấu thì tôi giữ lại hương thơm ấy”? Hay bạn có thể hình dung một ngọn đèn giữ lại ánh sáng không cho người xấu đang lần bước trong ánh sáng? Ngọn đèn chỉ có thể làm điều ấy bằng cách chấm dứt luôn vai trò làm ngọn đèn.

Hãy xem cây cối che bóng mát cho mọi người, không phân biệt và một cách hết sức tự nhiên: che bóng mát cho người tốt lẫn người xấu, người già lẫn người trẻ, người cao lẫn người thấp; che bóng mát cho người lẫn vật, thậm chí cho cả những người đang tìm cách đốn cây.

Tiếp tục đọc

Mê lầm và quyến luyến, những trở ngại của tình yêu – Tiếng gọi thương yêu

SUY NIỆM 19 – MÊ LẦM VÀ QUYẾN LUYẾN, NHỮNG TRỞ NGẠI CỦA TÌNH YÊU

“Không ai tra tay vào cày mà còn nhìn lại đằng sau, điều ấy không thích hợp với Nước Chúa” (Lc 9, 62).

Nước Chúa là tình yêu. Yêu là gì? Là nhạy cảm với cuộc sống, sự vật và con người, là cảm nhận mọi sự vật và mọi người, nhưng không vì thế mà loại trừ bất cứ sự gì, bất cứ ai.

Vì chúng ta sẽ đi tới chỗ loại trừ một số vật hay một số người khi làm cho mình đanh lại và cứng lại, khi đóng hết mọi cửa của tâm hồn mình. Khi nào có sự đanh lại và cứng lại thì sự nhạy cảm cũng không còn. Bạn không khó tìm ra những thí dụ về sự nhạy cảm tương tự như thế trong đời sống.

Tiếp tục đọc