27. Ba – Niềm Kiêu Hãnh Của Con – Lê Phương Quyên.

Ba – Niềm Kiêu Hãnh Của Con

Ba của con là một người kiêu hãnh. Hai mươi – kiêu hãnh là một thanh niên tràn đầy nhiệt huyết, yêu đời và tài năng. Ba mươi – kiêu hãnh là một người chồng chung thủy, một người cha mẫu mực, là trụ cột của một gia đình với người vợ đảm, với những đứa con ngoan hiền. Bốn mươi – kiêu hãnh, chỉ trong một ngày đã mất đi tất cả, hai chữ “mưu sinh” đã chiếm mất vị trí của “kiêu hãnh”. Mỗi ngày hai buổi dầm mưa dãi nắng trên vỉa hè của một cái chợ để buôn bán, cái ăn, cái mặc của bốn con người trong gia đình, tương lai của hai đứa con đang đến trường đè nặng trên vai ba, còn đâu giây phút nào để thấy nhục nhã, ê chề.
Tiếp tục đọc

Advertisement

26. Vòng Tay Của Mẹ – Huỳnh Nhựt An.

Vòng Tay Của Mẹ

Sáng giờ trời cứ mưa rả rích, mưa cứ như cuốn phăng đi mọi thứ, vậy mà sao nó không cuốn phăng luôn nỗi buồn chất chứa trong lòng tôi nhỉ. “Ai chè trôi nước đậu phộng không?”, “Ai chè trôi nước đậu phộng không?” – âm thanh từ con đường ẩm ướt dưới kia vọng lên cắt đi dòng suy nghĩ trong đầu tôi. Cái bóng và tiếng rao của bà bán chè trôi nước cứ nhỏ dần nhỏ dần theo những giọt mưa đang rơi trên mái hiên.

Nhìn dáng người gầy nhom, mái tóc dài cột cao ra sau và gánh chè trôi nước đi bên kia đường sao giống hình ảnh của mẹ tôi quá. “Bây giờ mẹ đang làm gì nhỉ? Mẹ có nhớ đến mình không?”. Một năm tôi chỉ về thăm mẹ được hai lần. Khi những nụ hoa đỏ của những chòm phượng đã nở rộ và khi những bao lì xì đỏ được bày bán trên phố. Nhẩm đi nhẩm lại tôi thấy mình chỉ còn gặp mẹ được khoảng 40-50 lần nữa thôi, bởi một đời người có bao lâu.
Tiếp tục đọc

25. Cha Mẹ Tôi – Kukucaron.

Cha Mẹ Tôi

Tôi được sinh ra và lớn lên ở miệt cù lao sông nước miền Tây. Gia đình không khá giả. Có cha mẹ, một chị gái và ba anh trai. Là con út nên tôi được thương nhiều hơn các anh chị. Vì nhà nghèo nên cha mẹ phải tảo tần sớm hôm lo cho chúng tôi ăn học. Ngày đó tôi còn nhỏ, không hiểu hết được gia cảnh nên hay đòi hỏi mua món này món kia, nhưng cha mẹ cũng cố gắng làm thêm nhiều việc để đáp ứng nhu cầu của tôi.

Thời gian trôi qua, tôi lớn lên trong bao gian nan của cha mẹ. Không tiền đóng học phí cho tôi, cha mẹ phải đi làm thuê cho người ta với đủ việc nặng nhọc. Có hôm mẹ leo cây hái trái bị kiến cắn sưng cả mình vì người chủ không cho hái bằng lồng, sợ trái cây bị dập bán sẽ không nhiều tiền.

Tiếp tục đọc

24. Mẹ của con – Nguyễn Lê Minh Hải.

Mẹ Của Con

Dân Nam bộ thường gọi người phụ nữ đã sinh ra mình là “má” hay “mẹ”. Còn tôi thích gọi bằng “mẹ” hơn “má”. Theo chủ quan của tôi, chữ “má” có cái gì đó mộc mạc, bình dị và gần gũi. Còn chữ “mẹ”, dường như cái dấu nặng trong đó tự bản thân nó đã mang đến cảm giác thâm trầm và lặng lẽ.

18 tuổi – thật sự chưa đủ lớn để hiểu thế nào là bao la tình mẹ. 18 tuổi – lắm lúc vô tư làm mẹ buồn phiền.

Tiếp tục đọc

23. Bố Và Con Trai – Vũ Đình Mạnh.

Bố Và Con Trai

Các cụ có câu “Tam nam bất phú, tứ nữ bất bần” , thế mà nhà tôi có những sáu anh em trai, lại sinh vào cái thời đói gay đói gắt. Bố tôi xoay đủ nghề từ đi thuyền đến đi bán, đi buôn, đan chiếu.

Nhưng vì nhà đông con nên cũng chỉ được bữa đói bữa no. Sợ nhất là đến mùa đông, đói lại thêm rét thì thật là đáng sợ. Cái rét cắt da cắt thịt. Tôi chỉ nhớ khi ấy mình khoảng 4-5 tuổi, có mỗi cái áo cánh vải dày để mặc.
Tiếp tục đọc

22. Ngày của Mẹ – Hoàng Yến Anh.

Ngày Của Mẹ

Ngày chủ nhật thứ hai của tháng Năm là Ngày của Mẹ. Năm 2009, đó là ngày 10-5 đang tới thật gần. Ngày mà cả thế giới tôn vinh những người mẹ của mình, và năm nay từ nước Ðức xa xôi, con gửi về cho mẹ với tất cả tình yêu và nỗi nhớ trong con. Mong mẹ của con luôn vui, khỏe và hạnh phúc bên bố và em!

Nhanh thật mẹ nhỉ, mới đó mà đã gần tám năm con xa mẹ, xa vòng tay trìu mến yêu thương. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày chủ nhật thứ hai của tháng Năm, lòng con lại bần thần. Con nhớ mẹ biết bao! Giá mà con ở bên, con sẽ mua cho mẹ một bó hồng thật to và đẹp, con sẽ vẽ những hình trái tim trên phông giấy màu đỏ kèm theo những dòng chữ như “Con yêu mẹ”, hay “Cảm ơn mẹ vì mẹ đã là mẹ của con” và dán khắp nhà, từ hành lang xuống bếp, thậm chí trên cả chiếc gương mẹ soi mỗi ngày khi bước vào phòng tắm. Con hình dung ra khuôn mặt mẹ lúc ấy, chắc sẽ rạng ngời niềm hạnh phúc lắm nhỉ, phải không mẹ yêu?
Tiếp tục đọc

21. Mái vách thưa – Lê Quang Thọ.

Mái Vách Thưa

Tây Nguyên vào mưa. Mỗi khi nghe tiếng mưa lúc ầm ào thoáng qua, khi não nề lê thê tôi lại bâng khuâng nhớ về tuổi thơ cơ cực, rét mướt.

Gia đình tôi đi kinh tế mới khi tôi lên sáu tuổi. Nghèo túng là điều ít ai thoát được trong những ngày đầu đến đây. Ba tôi dựng tạm ngôi nhà vách bằng tre đan. Tây Nguyên mưa lạnh, ba thường nằm phía gió lùa để che cho tôi. Tiếng mưa gõ đều lên mái vách đọng hoài trong ký ức tôi.
Tiếp tục đọc

20. Chiếc tủ thờ của Ba – Lê Công Sĩ.

Chiếc Tủ Thờ Của Ba

Nhà nghèo, tám anh em chỉ có 2-3 đôi dép lành. Nền nhà bằng đất, đi chân không vẫn thích hơn. Mấy đôi dép chỉ được anh em tôi luân phiên sử dụng mỗi lúc ba “kiểm chân” hằng đêm xem có đứa nào làm biếng không rửa chân sạch khi lên giường ngủ hay không.

Lần đó tôi mải chơi nên quên, để nguyên chân bẩn lên giường ngủ khò. Ba đi làm về khuya thấy vậy đánh thức tôi bắt phải rửa chân cho sạch mới được ngủ. Tôi thức dậy rửa chân, nghịch nước nên tắm luôn, trở vào giường nằm mãi không chợp mắt được.
Tiếp tục đọc

12. Bánh lá mít mùa nước nổi – Nguyễn Thị Bạch Ngọc.

Bánh Lá Mít Mùa Nước Nổi

Mấy hôm rày trời bỗng đổ mưa. Những cơn mưa không ào ào, chỉ lắc rắc đều đều. Giọt mưa kéo ký ức tôi trở về với những ngày thơ ấu.

Hồi đó nhà nghèo, mái lá đơn sơ giữa bốn bề đồng trống, mỗi lần trời chuyển mưa đổi màu xám xịt, âm u là đã thấy nỗi lo hằn trên mặt má. Còn ba chuẩn bị mớ lá dọi lại mái nhà. Những lúc trời nổi gió dông, mưa giăng, chớp giật, má lại đốt nén nhang cắm lên bàn thờ. Mùi nhang thoảng làm căn nhà trở nên ấm cúng lạ lùng.
Tiếp tục đọc

19. Mẹ Tôi Và Những Chuyến Đi Xa – Đinh Hằng

Mẹ Tôi Và Những Chuyến Đi Xa

Người ta vẫn thường hay bảo người phụ nữ an bình nhất là được sống yên ấm trong gia đình của mình, mẹ tôi không thế. Từ lúc tồn tại trên đời với vai trò một người phụ nữ, chưa bao giờ mẹ ngơi nghỉ với những chuyến đi xa nhà. Mẹ đi không phải để du lịch, hưởng thụ cuộc sống mà đi theo tiếng gọi của lý tưởng, của hoài bão, của tình thương.

Chuyến đi đầu tiên của mẹ là đến những làng bản xa xôi nơi tận cùng biên giới phía Bắc, nơi có những đứa trẻ dân tộc thiểu số thiếu cả cái no lẫn cái chữ. Mẹ tôi, cô gái người Kinh, dạy chữ Bác Hồ giữa làng bản chỉ toàn người dân tộc, đã có thể nói được đủ thứ tiếng địa phương. Ngày mùa đông rét buốt da, được dân làng cho hũ mắm, hũ mỡ mà ấm lòng.

Tiếp tục đọc

18. Chiếc Xe Bánh Bò Của Ba – Anh Thư

Chiếc Xe Bánh Bò Của Ba

Ngày đó, nhà mình nghèo lắm ba nhỉ! Cứ 3 giờ sáng, trời còn tối lắm, im ắng chỉ nghe lác đác vài tiếng gà gáy sang canh và tiếng cối xay bột đều đặn xoay tròn của ba má. Từng mẻ bánh bò, bánh da lợn và từng bịch bánh ớt ra lò để sáng sớm ba còn kịp đi bỏ mối. Sáng, ba chất một thùng bánh bò nặng trịch cột ở đằng sau, yên trước dành cho con và khung xe là chỗ của anh Tý, cha con mình cùng đi trên chiếc xe đạp vàng – tài sản lớn nhất của nhà mình. Ba đẩy xe vừa đưa tụi con đến trường vừa đi bỏ mối. Chiếc xe nặng nhọc từ từ lăn trên từng con dốc. Những giọt mồ hôi lăn dài trên má ba rớt xuống mặn chát, nhưng miệng ba vẫn vui vẻ kể chuyện cổ tích hay dạy chúng con những bài học đầu đời. Ba đẩy chiếc xe như đang đẩy cuộc đời của anh em con đến với tri thức, với tương lai, dẫu con đường đi vẫn đầy dốc và tương lai còn lắm nỗi chông gai.
Tiếp tục đọc

17. Con Sẽ Về – Văn Thy Hoàng

Con Sẽ Về

Tuổi trẻ của mẹ đã đi qua với biết bao nhiêu bộn bề lo toan để nuôi lớn con nên người. Còn ba đã đi tìm hạnh phúc mới, để lại cho con một khoảng trống rộng lớn. Cả tuổi thơ con là hình ảnh của mẹ ngược xuôi buôn bán, phải bon chen với đủ hạng người để có bữa cơm, miếng cá. Nhiều khi con tưởng mình không đủ sức vượt qua những cám dỗ mà sa ngã, nhưng nhìn hình ảnh của mẹ làm cho con phải cố gắng hết sức mình để đứng lên. Mẹ đã hi sinh tất cả để bù đắp cho con, nâng con đứng dậy mà ngẩng cao đầu bước vào đời. Niềm vui và phần thưởng lớn nhất của con dành cho mẹ là con đỗ vào trường đại học. Con biết mẹ rất tự hào về con nhưng khi cầm tờ giấy báo trúng tuyển, con đi nhập học mà ánh mắt của mẹ đầy những suy tư. Hôm đó con thấy mẹ già đi sau một đêm không ngủ.

Tiếp tục đọc

16. Cánh Cửa – Lê Công Sĩ

Cánh Cửa

Ngôi nhà xưa của tôi là một ngôi nhà tạm , vách ván, mái lợp lá, nền đất. Nhà tôi bị xem là nghèo nhất xóm, khi trời đổ mưa phải kê gạch trong nhà mới đi được từ trước đến sau, nhiều đêm tôi phải giật mình thức giấc bởi mưa rơi ngay chỗ nằm.

Nỗi ám ảnh nhà nghèo cùng sự rụt rè vốn có khiến tôi đâm sợ, nhất là khi có ai đó đến nhà. Trong lớp tôi học rất khá nên bạn bè hay đến hỏi bài. Những lúc đang chơi ngoài sân, nhác thấy bóng dáng quen thuộc đầu ngõ, như quán tính tôi chỉ biết phóng nhanh vào nhà và… trốn sau cánh cửa!
Tiếp tục đọc

15. Vòng Xe Yêu Thương – Trần Thị Xun

Vòng Xe Yêu Thương

Mỗi chúng ta, ai cũng có khung trời tuổi thơ với những kỷ niệm, những ước mơ… Nó chắp cánh cho cuộc đời mỗi người. Khung trời tuổi thơ của tôi gắn liền với những vòng xe của cha. Vòng xe lăn đều mang theo nỗi vất vả, chở cuộc đời tôi.

Hồi ấy, quê tôi nghèo. Nhà tôi cũng nghèo. Chiếc xe đạp là phương tiện đi lại chủ yếu của gia đình. Dù nó không được trang bị đầy đủ lắm nhưng nó như của quí trong nhà. Ngày ngày, cha chở tôi đến trường rồi tiếp tục đi làm. Nỗi vất vả, gian truân của cha lăn theo những vòng xe trên con đường làng. Tôi yêu sao những lúc ngồi sau lưng cha để ăn kẹo, ôm lấy cha, ngó bên hông rồi nói chuyện. Lưng của cha thật rộng và vững chãi, chắn lớp bụi cuộc đời cho tôi. Cuộc sống vất vả thiếu thốn thật đấy nhưng với tôi nó thật hạnh phúc. Tôi như công chúa nhỏ sống trong sự chở che của cha mẹ.
Tiếp tục đọc

14. Tuổi Thơ Tạ Lỗi… – Vũ Thị Huyền Trang.

Tuổi Thơ Tạ Lỗi…

Lời tạ lỗi của tuổi thơ khờ khạo
Cho ngày về tóc mẹ đã pha sương

Dù ở bất cứ nơi đâu trên đất nước mình, cứ mỗi lần thấy các em học sinh nô nức, rực rỡ trong những bộ quần áo mới, khăn quàng đỏ, được bố mẹ đưa đến trường trong ngày khai giảng là tôi lại nhớ đến kỷ niệm ngày xưa về mẹ, về chiếc mũ tuổi thơ đầy day dứt.
Tiếp tục đọc

13. Ba Tôi và Trứng Vịt – Hà My

Ba Tôi và Trứng Vịt

Mùa này mưa nhiều, đó là những cơn dông lúc sẩm tối, bầu trời cứ xám ngắt, ủ ê. Mưa đổ lên mái tôn nhà nghe rào rào càng làm cho con không tài nào ngủ được. Nỗi nhớ ba cứ duềnh lên và xoáy tít lòng con như từng đợt mưa đang vần vũ ngoài kia.

Ðêm… Con nằm quay mặt về phía tấm hình của ba, nhìn ba, nói chuyện với ba và rốt cuộc con cũng chỉ muốn nói với ba một điều là con nhớ ba lắm… Ba ơi!
Tiếp tục đọc

11. Bố và Cây Ổi – Lê Ngọc Tú

Bố và Cây Ổi

Ngôi nhà của mình, nơi bố gọi là cái tổ ong vò vẽ, vẫn y nguyên như bảy năm trước, thời con còn là sinh viên. Phía trái nhà vẫn là cây ổi rất đặc biệt.

Ðặc biệt bởi các loại cây khác thường bị thui chột theo năm tháng, riêng cây ổi nhà mình lại ngày càng ngon. Ổi ít hạt, màu hồng đào, ăn thật thơm.

Mẹ kể ngày bố mẹ cưới nhau, cây ổi mới chỉ có một nhánh. Hôm ấy đông người đến quá, bố sợ không đủ cỗ mời khách (nhà mình nghèo nhất làng mà), bố đã trốn ra cây ổi lặng lẽ khóc. Con chưa đủ trải nghiệm để cảm nhận được vị đắng những giọt nước mắt ấy của bố – người đặc biệt ít nói và rất ít thể hiện tình cảm của mình, bởi bao nhiêu năm qua bố vẫn vậy, vẫn chỉ lặng lẽ đi bên các con.
Tiếp tục đọc

10. Quán Của Má – Công Khanh

Quán Của Má

Những ngày trời không nắng , nghe tin bão sắp rớt qua quê nhà, lòng nôn nao mong ngóng một miền quê…

Chiều, gió nổi. Gọi điện hỏi má, má nói: “Bão chưa vào tới mà trời cứ gió hiu hiu, còn hôm qua lúc gió mạnh cái quán của mình nghiêng qua, sắp sụp rồi con à…”.

Cái quán ấy của má thênh thang…
Tiếp tục đọc

09. Mẹ Tôi Bán Hàng Rong – Nguyễn Thị Tươi

Mẹ Tôi Bán Hàng Rong

Mọi người thường tự hào về một người cha quyền thế, một người mẹ học rộng biết nhiều, còn tôi, tôi tự hào về một người mẹ không biết chữ nhưng vẫn nuôi năm chị em tôi ăn học nên người.

Ngày tôi đậu đại học, tôi đã chạy ra tận con đê đầu làng đợi mẹ về. Nhìn bóng mẹ với đôi gánh trên vai, tôi nghẹn ngào: “Con đậu rồi”. Mẹ khẽ cười và lau những giọt mồ hôi đọng trên khuôn mặt đầy những vết nhăn. Tôi biết từ mai gánh nặng trên vai mẹ sẽ ngày một nặng. Hôm đó, mẹ đã cho tôi nguyên suất bánh đúc ế, phần thưởng cho đứa con ngoan.
Tiếp tục đọc

08. Bố và Bát Phở Năm Xưa – Trần LM

Bố và Bát Phở Năm Xưa

Gần 20 năm về trước nhà tôi nghèo lắm , khó khăn hơn bây giờ rất nhiều. Từ một mái ấm đủ đầy ở Bắc, gia đình tôi quyết định vào Nam, không phải để lập nghiệp làm kinh tế như nhiều người thường nghĩ mà là muốn tìm một chốn bình yên nơi đất lạ. Cuộc sống run rủi thế nào mà khi đặt chân vào xứ Ðồng Nai, nhà tôi gần như tay trắng.

Vào Nam tôi mới bắt đầu học lớp 1, những ngày cuốc bộ đi học trên con đường đất đỏ bụi bay mù mịt đã trở thành một kỷ niệm ấu thơ không phai. Nhà nghèo nhưng bố mẹ luôn chăm lo cho hai chị em tôi ăn học, đặt ra phần thưởng cho mỗi năm tổng kết được học sinh xuất sắc. Chẳng cao sang, chẳng thể so sánh phần thưởng đó về giá trị vật chất như người ta, nhưng hình ảnh bát phở nghi ngút khói và thơm lựng mũi lúc đó đối với tôi là hơn tất cả mọi thứ.
Tiếp tục đọc